Mang thai là quá trình vất vả và phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Một trong những điều đáng lo ngại đó là bị máu nhiễm mỡ trong quá trình mang thai. Vậy mỡ máu cao trong khi mang thai có nguy hiểm gì đến mẹ và bé không?
1. Nguyên nhân máu nhiễm mỡ ở bà bầu
Máu nhiễm mỡ còn gọi mỡ máu cao – là thuật ngữ chỉ tình trạng
mỡ trong máu cao bất thường. Máu nhiễm mỡ là bệnh lý ngày càng phổ biến và có
xu hướng trẻ hóa, thậm chí phụ nữ mang thai cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc
bệnh này do nhiều nguyên nhân như:
- Thai phụ ít vận động
Khi mang thai vấn đề vận động phải cẩn trọng và hạn chế. Điều
này đúng khi làm việc nặng nhọc hoặc vận động quá độ có thể tác động đến thai
nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển và đôi khi còn gây
sảy thai. Nhưng không thể vì đó mà lười không vận động, sẽ tạo điều kiện cho mỡ
tích tụ trong máu và các bộ phận trong cơ thể do cơ thể không sử dụng năng lượng
cho hoạt động. Bằng các bài tập yoga nhẹ nhàng, đi lại
hàng ngày sẽ tốt hơn. Điều này không chỉ giúp cho mẹ khỏe, con khỏe mà còn ngăn
ngừa tình trạng máu nhiễm mỡ rất hiệu quả.
- Chế độ ăn uống không hợp lý
Khi mang thai, người phụ nữ không chỉ có sự thay đổi về
hormone mà quá tình tiêu hóa, trao đổi và hấp thu dưỡng chất cũng khác so với
người bình thường. Đôi khi việc chăm sóc và ăn uống quá mức, nhất là việc bổ
sung những chất béo sẽ khiến cho tình trạng bị mỡ máu tăng cao hơn ở bà bầu.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
- Do căng thẳng
Một trong những nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao khi mang thai
chính là do bị căng thẳng. Hầu hết trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường
cảm thấy mệt mỏi, stress do sự thay đổi của cơ thể cũng như lo lắng cho sự phát
triển của đứa trẻ,... Tình trạng này
cũng khiến việc chuyển hóa chất béo trong cơ thể rối loạn, từ đó gây ra bệnh
máu nhiễm mỡ. Thai phụ nên sắp xếp chế độ nghỉ ngơi hợp lý, trò chơi chia sẻ với
mọi người để giảm áp lực.
Ngoài 3 nguyên nhân trên,
máu nhiễm mỡ ở thai phụ cũng có thể do yếu tố di truyền.
2. Mang thai bị máu nhiễm mỡ
có nguy hiểm không?
Máu
nhiễm mỡ là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi
máu cơ tim, suy thận, viêm gan, ung thư gan, hoại tử ruột, sỏi thận… Do vậy, khi
mang thai mà mắc máu nhiễm mỡ, sức khỏe mẹ bầu sẽ càng nguy hiểm hơn. Khả năng
bị tiền sản giật cao gấp 2 lần so với những người có mức cholesterol bình thường.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Thực
chất đây là tình trạng nhiễm độc máu khi mang thai, làm tăng huyết áp thai kỳ đồng
thời gây ra những biến chứng về thận và gây phù nề cho mẹ bầu, nhất là
trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu Nếu xuất hiện tình trạng này mà không được chăm
sóc và điều trị kịp thời, bệnh rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng sản giật, động
kinh, nguy hiểm hơn là sẽ dẫn đến tử vong.
Đáng chú ý ở đây là máu nhiễm mỡ có tính di truyền nên khả
năng trẻ sinh ra bị nhiễm bệnh là rất cao. Vì vậy trong quá trình mang thai, nhất
là người có tiền sử mỡ nhiễm máu, nên thăm khám định kỳ và theo dõi thai sản tại
các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế
tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
3. Cần làm gì để phòng ngừa và khắc phục mỡ máu ở bà bầu
- Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả
Rau xanh chứa lượng lớn chất
xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đồng thời hạn chế hấp thụ
cholesterol đường ruột, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ. Các loại rau xanh là thực phẩm
làm từ đậu, mộc nhĩ, hành tây, nấm hương,… chứa ít cholesterol rất tốt cho thai
phụ.
Các loại hoa quả được khuyến
khích sử dụng nhiều trong các bữa ăn phụ, đặc biệt là sản phụ bị máu nhiễm mỡ như:
Bưởi, cam, táo, mận, ổi,… Chúng sẽ cung cấp hàm lượng chất xơ lớn, giúp ích
trong vấn đề tiêu hóa và chống táo bón thường gặp ở thai phụ.
- Ăn nhiều các món ăn từ cá
Mẹ bầu bị mỡ máu cao nên bổ
sung cá trong thực đơn hàng ngày. Bởi cá cung cấp lượng omega 3 lớn, hỗ trợ hoạt
động của tim mạch, giúp thai nhi phát triển trí não và thị giác, đồng thời cung
cấp lượng chất béo tốt không làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ trong thai kỳ. Các
loại cá giàu omega 3 có thể kể đến như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích,... Nên
tránh những loại cá chứa thủy ngân làm tăng nguy cơ nhiễm độc như cá kình, cá
thu, cá kiếm,...
- Duy trì chế độ ăn nhạt, ít
muối
Phụ nữ mang bầu mỡ máu cao
nên hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn để giảm nguy cơ tăng huyết áp, bệnh
tim mạch và nhiều biến chứng khác trong thai kỳ.
- Dùng chất béo tốt
Thay vì dùng mỡ động vật,
dầu động vật, thai phụ nên thay thế sử dụng các loại dầu đậu nành, dầu mè, dầu
hướng dương, dầu oliu,… chứa chất béo tốt và làm giảm cholesterol trong máu.
Đồng thời hạn chế ăn nhiều đạm, chất béo vào bữa tối, tránh đồ ăn nhanh, mì ăn
liền.
Mỡ máu cao không chỉ rất nguy hiểm đối với thai phụ khi mang
thai mà còn nguy hiểm với rất nhiều người. Do đó thai phụ nên có chế độ
ăn uống khoa học, chế độ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý trong suốt thai kỳ. Kết hợp
vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga đều đặn,... để tăng cường sức khỏe và giảm
nguy cơ bị mỡ máu cao. Đặc biệt, khi phát hiện mắc máu nhiễm mỡ, người bệnh
không nên tự ý mua thuốc dùng mà cần tuân thủ theo hưỡng dẫn, chỉ định của bác
sĩ có chuyên môn.
Nhóm Admin ST