Từ lâu sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Những bé được nuôi bằng nguồn sữa mẹ luôn được đánh giá cao về sức khỏe cũng như thể lực. Để đảm bảo chất lượng cũng như số lượng sữa trẻ cần cho quá trình tăng trưởng và phát triển, mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối.
Sữa mẹ có những chất dinh dưỡng nào?
Sữa mẹ vừa là nguồn dinh dưỡng
không thể thiếu hàng ngày cho trẻ sơ sinh và chứa nhiều kháng thể thay đổi theo
thời gian nhằm thích ứng với sự phát triển của trẻ.
- Chất béo:
có vai trò hỗ trợ sự phát triển, sản sinh năng lượng và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.
- Protein: taurine là loại protein tốt nhất với vai trò quan trọng
hỗ trợ cho sự phát triển não bộ ở trẻ.
- Vitamin và khoáng chất: có vai trò tăng cường sức đề kháng và
giúp trẻ dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.
- Thành phần dinh dưỡng khác: những chất dinh dưỡng khác
trong sữa mẹ hỗ trợ khả năng nhận thức cho quá trình phát triển toàn diện.
Thành phần sữa mẹ được kiểm soát chặt chẽ và chế độ ăn uống
của mẹ chỉ có tác dụng hạn chế đối với nồng độ của một số chất dinh dưỡng. Tuy
nhiên, chế độ ăn uống của mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ có thể dẫn
đến ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ và sức khoẻ của chính người mẹ. Trong 28 ml sữa
mẹ có chứa 19 -23 kcal, 3.6% protein, 28.8 - 32.4% chất béo và 26.8 - 31.2%
carbs chủ yếu là đường sữa.
Không giống sữa bột
công thức, hàm lượng calo và thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ là khác nhau.
Khi bắt đầu bú, sữa đầu sẽ có nhiều nước hơn và thường có tác dụng làm dịu cơn
khát. Sữa sau sẽ có hàm lượng chất béo cao và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Trên thực tế, sữa sau có chứa cao gấp 2-3 lần chất béo so với sữa đầu và lượng
calo trong 30ml sữa cao hơn 7 -11 calo. Do đó, để có được sữa bổ dưỡng nhất, điều
quan trọng phải cho bé bú sữa hết bên bầu vú rồi mới chuyển sang bầu vú còn lại.
Người mẹ nuôi con bú
có nhu cầu dinh dưỡng như thế nào?
- Năng lượng: Năng lượng
của bà mẹ trong thời kỳ này là cần thiết và nên bổ sung tương đương với năng
lượng để mẹ bài tiết sữa. Số lượng sữa trung bình một ngày bà mẹ cho con bú
khoảng 750 -850 ml, tương đương với 67 kcal/100ml, tính ra khoảng 502 -570
kcal/ngày. Hiệu quả tổng hợp sữa ở cơ thể mẹ là 90%. Điều đó có nghĩa, nhu cầu
năng lượng cần bổ sung thêm 550 - 625 kcal/ngày so với nhu cầu của người trưởng
thành.
- Protein: Nhu cầu
protein trong 6 tháng đầu được tăng thêm so với người trưởng thành là 20 -25
gam/ ngày. Sáu tháng tiếp theo sẽ tăng thêm 17 gam/ngày.
- Lipid: Đối với phụ nữ
nói chung và bà mẹ sau sinh nói riêng, nhu cầu lipid/ năng lượng tổng số (%) là
20 - 25%, và tối đa là 30%.
- Vitamin: vitamin B2
(tăng thêm 0.5mg/ngày), vitamin C (95mg/ngày), folate (tăng thêm 100 mcg/ngày),
vitamin A (850mg/ngày).
- Chất khoáng: Sắt
(24mg/ngày), canxi (1,300mg/ngày), kẽm (trong 6 tháng đầu sau sinh khoảng 9.5
mg/ngày và sau 6 tháng khoảng 7.2 mg/ngày)
Ảnh minh họa (Itn)
Mẹ ăn gì để nhiều sữa, sữa mát?
Nước
Uống đủ nước mỗi ngày là yêu cầu
thiết yếu với tất cả mọi người, đặc biệt là các bà mẹ. Nước còn có khả
năng làm mát sữa mẹ. Uống
nước đủ cũng sẽ giúp bà mẹ đáp ứng yêu cầu gia tăng về sản xuất sữa. Tốt nhất
là các bà mẹ nên uống nước trắng, hoặc có thể là nước trái cây hoặc sữa.
Các loại rau màu xanh
Rau ngót, rau lang,
rau mồng tơi, bắp cải,... có nhiều vitamin A, C, chất xơ, sắt. Đặc biệt, rau ngót có
nhiều vitamin A, B, C, vừa giúp tăng sữa cho mẹ lại vừa co hồi cổ tử cung, tăng
kháng thể chống viêm nhiễm.
Các
loại hạt
Đỗ
đen, đậu Hà Lan, đỗ đũa, ạnh nhân,
quả óc chó, hạt chia, hạt cây gai dầu và hạt lanh… đều có tác dụng giúp mẹ nhiều sữa.
Trong đó, đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng, lạc có lượng đạm cao,
lại có lượng chất béo nhiều giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các
nguồn vitamin tan trong dầu.
Các loại gạo
Gạo
lúa mạch cũng có nhiều vitamin, sắt và chất khoáng; gạo lứt có 345kcalo năng lượng/100g
là thực phẩm tốt nhiều vitamin từ B1, B2, B5, B6, canxi, sắt đầy đủ, và một số
loại gạo khác.
Hoa
quả và trái cây
Hoa
quả giàu vitamin và khoáng chất, là tiền đề thuận lợi để cơ thể sản sinh sữa. Cam,
quýt, táo, chuối,… Đu đủ xanh cũng giàu vitamin A, B, C, tương đối đầy đủ giúp
mẹ nhiều sữa.
Cá
và hải sản
Cá hồi, rong biển, động
vật có vỏ, cá mòi,... chứa nhiều DHA, omega 3 tốt cho trí não, thị lực, tim mạch và còn giúp mẹ lợi sữa, giảm stress.
Các loại thịt
Thịt bò, thịt cừu, thịt
lợn, thịt nội tạng chẳng hạn như gan nhiều đạm, vitamin
B12 và các loại cá có nguồn omega 3 dồi dào nhất
Mẹ cũng nên ăn thêm
một số thực phẩm khác như: trứng, yến mạch, khoai tây, quinoa, kiều mạch,
socola đen.
Đối với các mẹ sinh mổ
nên ăn nhiều
tinh bột, đạm, chất béo, vitamin, chất xơ để nhiều sữa cho con. Tránh ăn những
món làm ảnh hưởng vết mổ như cơm nếp, thịt gà, rau muống, trứng.
Các thực
phẩm lên men như dưa muối, cà muối; thực phẩm cay nóng; thực phẩm gây đầy bụng,
chướng hơi lên men như váng sữa, nem chua, sữa chua cả sinh thường lẫn sinh mổ
đều nên kiêng ăn.
Quy tắc
cho con bú sau sinh
- Không chỉ
vấn đề dinh dưỡng, mẹ cũng phải chuẩn bị kĩ các kiến thức về cách cho bé bú
trong những ngày đầu tiên sau sinh để sữa sớm về.
- Cách vắt
sữa non cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng với nhiều kháng thể tuyệt vời ngay
sau sinh.
- Cho bé
bú theo nhu cầu và nhiều lần sau 24 giờ sinh để kích thích tuyến sữa hoạt động
hiệu quả nhất.
- Thời
gian cho bé bú có thể kéo dài 20
– 30 phút. Nó sẽ giúp bé bú cạn lượng sữa có trong bầu vú như một cách tạo phản
xạ sản sinh sữa mẹ. Nếu con bú không hết, mẹ nên vắt/hút hết sữa còn lại để tránh gây viêm tuyến vú, tắc
tia sữa.
- Mẹ cố gắng uống nhiều
nước ấm nhất có thể, đặc biệt trước khi cho bé bú 20 – 30 phút.
Nhóm Admin ST
x
Từ Điển ABC
Không tìm thấy kết quả tương ứng.
Xem thêm >>