Tư vấn - Giải đáp

Trang chủ / Chăm sóc khách hàng / Tư vấn - Giải đáp

Cổ tử cung ngắn có ảnh hưởng như thế nào đến việc sinh con?

16/07

2021

10:04
Cổ tử cung là nơi nối giữa âm đạo với buồng tử cung, có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong thai kỳ cũng như lúc sinh nở. Cổ tử cung ngắn có thể làm quá trình chuyển dạ và sinh nở trở nên khó khăn hơn.

1.Thế nào là cổ tử cung ngắn

Cổ tử cung là nơi nối giữa âm đạo với buồng tử cung, có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong thai kỳ cũng như lúc sinh nở. Ở giai đoạn chờ mang thai, cổ tử cung luôn mở rộng với dịch nhờn tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển đến thụ tinh với trứng. Khi trứng được thụ tinh thành công và làm tổ trong tử cung, cổ tử cung sẽ đóng kín và dài để đảm bảo môi trường an toàn cho thai nhi hình thành, phát triển. Đến giai đoạn chuyển dạ, cùng với cơn co cổ tử cung sẽ ngắn lại, mở rộng để em bé chui ra ngoài.

Chiều dài của cổ tử cung thường được đo từ lỗ ngoài đến lỗ trong tử cung. Kích thước trung bình của cổ tử cung là 30mm, nếu nhỏ hơn 25mm tức là cổ tử cung ngắn. Khi chưa sinh con cổ tử cung tròn đều, mật độ săn chắc. Ngược lại nếu đã trải qua cuộc sinh nở cổ tử cung sẽ dẹt lại, mật độ mềm hơn. Bên cạnh đó, cổ tử cung ngắn hay bình thường còn tùy thuộc vào cơ địa của từng chị em. Cổ tử cung ngắn là hiện tượng mang tính chất bẩm sinh. Hiện tượng này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh sản của chị em, đặc biết là trong thời kỳ mang thai. 

 

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

 

2. Nguyên nhân gây cổ tử cung ngắn

Hiện không có nguyên nhân chính xác tại sao cổ tử cung lại ngắn hơn mức trung bình. Vì thế kiểm tra chiều dài cổ tử cung là cần thiết với mỗi phụ nữ mang thai. Những nguyên nhân có thể dẫn đến cổ tử cung ngắn bao gồm:

- Bẩm sinh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cổ tử cung ngắn, phát triển chưa hoàn thiện hoặc bất thường trong quá trình phát triển cơ quan sinh sản khiến cho cổ tử cung bị dị dạng hoặc nhi hóa.

- Biến chứng phẫu thuật: Những phụ nữ từng thực hiện phẫu thuật cắt chóp cổ tử cung hoặc phẫu thuật cắt đoạn cổ tử cung có nguy cơ cao bị cổ tử cung ngắn. Song biến chứng này không gặp phải ở tất cả phụ nữ từng thực hiện phẫu thuật.

- Biến chứng bệnh lý: Biến chứng phụ khoa gặp phải trong thời gian mang thai như viêm hoặc nhiễm trùng cổ tử cung hoặc âm đạo, tử cung yếu,....

- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác được chẩn đoán do cơ địa, hút thuốc, thời gian giữa hai lần mang thai gần nhau hay những phụ nữ đã từng sinh non trước đây có nguy cơ sinh non trong những lần sau đó cao hơn.

3. Ảnh hưởng cổ tử cung ngắn mang lại khi mang thai

Khi cổ tử cung ngắn bất thường, cổ tử cung sẽ dễ bị giãn ra và ít có cơ chế bảo vệ cho thai nhi và thai phụ. Các bác sĩ định nghĩa chuyển dạ sinh non là những thay đổi ở cổ tử cung xảy ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Cổ tử cung ngắn làm tăng nguy cơ sảy thai, chuyển dạ sinh non. Chuyển dạ sinh non là một yếu tố nguy cơ, biến chứng, bao gồm thai chết lưu, trẻ sinh nhẹ cân, chảy máu não và khuyết tật bẩm sinh.

Một số nghiên cứu có thấy rằng cổ tử cung ngắn làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non gấp 6 lần ở phụ nữ mang thai đơn và 8 lần ở phụ nữ mang song thai. Trong khi nhiều yếu tố có thể gây ra sinh non, các thống kê cho thấy có mối tương quan rõ ràng giữa việc cổ tử cung ngắn và chuyển dạ sớm.

4. Phương pháp điều trị cổ tử cung ngắn

Có nhiều phương pháp điều trị nhằm ngăn ngừa nguy cơ sinh non cho chị em có cổ tử cung ngắn, nhất là ở người có nguy cơ thai kỳ cao.

4.1.Khâu vòng eo tử cung

Là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến. Mục đích của thủ thuật này là thu hẹp cổ tử cung, giảm áp lực thai lớn lên cổ tử cung. Nhưng không phải sản phụ nào cũng có thể thực hiện khâu eo tử cung, đặc biệt sản phụ mang song thai hoặc đa thai. Thường khâu vòng eo tử cung được thực hiện từ tuần thai thứ 12 - 15  của thai kỳ.

4.2.Progesterone

Bổ sung hormone Progesterone ở phụ nữ mang thai bị cổ tử cung ngắn sẽ hạn chế sự xuất hiện sớm của các cơn co tử cung. Từ đó giảm được áp lực của tử cung gây ra do thai lớn lên cổ tử cung. Thuốc Progesterone có nhiều dạng như viên đặt hậu môn, viên đặt âm đạo, uống hoặc tiêm trực tiếp. Tùy từng tình trạng sức khỏe, giai đoạn thai kỳ và cơ địa của mẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc bổ sung Progesterone và liều lượng phù hợp.

4.3.Thận trọng trong ăn uống, sinh hoạt

- Không làm việc quá sức, tránh việc nặng nhọc, bê vác,…

- Hạn chế thể dục hoặc hoạt động mạnh, tránh các tư thế thay đổi động tác đột ngột. 

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thai kỳ, nhất là acid folic và omega-3.

- Khám sức khỏe định kỳ trong suốt thời gian thai kỳ, đặc biệt theo dõi chiều dài cổ tử cung và các dấu hiệu sinh non.

5.Khi nào nên đến gặp bác sĩ

Hầu hết phụ nữ không biết chiều dài cổ tử cung của mình. Vì vậy, những phụ nữ có tiền sử chuyển dạ sinh non, tổn thương cổ tử cung hoặc sẩy thai muộn hoặc nếu có bất kì sự lo lắng về khả năng sinh non có thể yêu cầu đo cổ tử cung qua ngả âm đạo, ngay cả khi họ không có yếu tố nguy cơ.

Thai phụ nên nói chuyện với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ, tiền sử cá nhân. Thai phụ có cổ tử cung ngắn nên đi khám nếu:

- Chảy máu từ âm đạo.

- Có các triệu chứng chuyển dạ, chẳng hạn như các cơn co thắt.

- Có dịch chảy ra từ âm đạo.

- Thai nhi ngừng cử động hoặc ít cử động hơn.

Nhóm Admin ST

Các bài liên quan
Vì sao cần đảm bảo một môi trường sống an toàn trước và khi mang thai?Tin tức xã hội
29/03

2024


Đảm bảo một môi trường sống an toàn trước và khi mang thai là quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc tạo ra một môi trường sống an toàn trước và khi mang thai không chỉ là việc bảo vệ sức khỏe của phụ nữ mà còn là việc bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi từ giai đoạn thai kỳ đến khi chào đời.
Môi trường sống không an toàn có thể gây ra các biến chứng thai kỳ, bao gồm sảy thai, sinh non, vô sinh và các vấn đề sức khỏe khác cho cả mẹ và thai nhi. 

 

Chuẩn bị tâm lý cho sản phụ cần những điều gì?Tin tức xã hội
27/03

2024

Chuẩn bị tâm lý khi mang thai không chỉ là một phần quan trọng mà thậm chí còn là một yếu tố quyết định đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc duy trì tâm trạng tích cực và sự thoải mái tinh thần trong suốt quá trình mang thaicó thể giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe tâm thần và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.

 

Đảm bảo sức khỏe vợ chồng trong quá trình mang thaiTin tức xã hội
25/03

2024

 

 Đảm bảo sức khỏe của cả vợ và chồng trong quá trình mang thai là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.Sức khỏe của mẹ là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ không có sức khỏe tốt, có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe trong quá trình mang thai, và có nguy cơ cao hơn về các biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

 

Yêu cầu báo giá (số 25) mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm Bộ kít xét nghiệm ung thư cổ tử cungTin tức bệnh viện
22/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm Bộ kít xét nghiệm ung thư cổ tử cung của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng

Yêu cầu báo giá (số 24) mua sắm gói thầu dự kiến: Bộ khăn sinh mổTin tức bệnh viện
22/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Bộ khăn sinh mổ của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng

Yêu cầu báo giá (số 23)Tin tức bệnh viện
22/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Bộ khăn sinh thường của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng

Yêu cầu báo giá (số 22) mua sắm gói thầu dự kiến: Bộ dây máy thở dùng một lầnTin tức bệnh viện
22/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Bộ dây máy thở dùng một lần của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng

Yêu cầu báo giá (số 21) mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm hàng hóa sản phẩm xông hơi tầng sinh môn cho sản phụ sau sinhTin tức bệnh viện
22/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm hàng hóa: Sản phẩm xông hơi tầng sinh môn cho sản phụ sau sinh của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
HẠN CHẾ CAFFEINE VÀ RƯỢU BIA , THUốC LÁ TRƯớC KHI MANG THAITin tức xã hội
21/03

2024

Hạn chế caffeine, rượu bia và thuốc lá trước khi mang thai là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc hạn chế cafein, rượu bia và ngừng sử dụng thuốc lá trước khi mang thai không chỉ giúp giảm nguy cơ cho thai nhi mà còn cải thiện sức khỏe của bản thân mẹ trong suốt quá trình mang thai và sau này.

Phòng tránh các bệnh truyền nhiễm khi mang thaiTin tức xã hội
21/03

2024

Trước khi mang thai, phụ nữ cần đặc biệt chú ý đến các bệnh dễ truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Các bệnh dễ truyền nhiễm có thể truyền từ mẹ sang thai nhi trong quá trình thai kỳ, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm trùng, vô sinh, sảy thai, thai non hoặc tử vong ở thai nhi. Việc phòng tránh các bệnh này có thể giúp giảm nguy cơ này.

Tập thể dục thường xuyên trong khi mang thaiTin tức xã hội
20/03

2024

Tập thể dục thường xuyên trong khi mang thai là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động tập thể dục đều phù hợp cho mọi phụ nữ mang thai. Việc tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ các nguyên tắc an toàn là rất quan trọng. Bác sĩ có thể đề xuất các hoạt động phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi phụ nữ mang thai.

DUY TRÌ CÂN NẶNG HỢP LÝ TRONG KHI MANG THAITin tức xã hội
19/03

2024

Duy trì cân nặng hợp lý trong khi mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả hai.

 Cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, đẻ non, hoặc các biến chứng khác trong quá trình mang thai và sau sinh. Tuy nhiên, việc tăng cân quá nhiều cũng có thể dẫn đến các vấn đề như tiểu đường, béo phì sau sinh và các vấn đề sức khỏe khác.

Một số hướng dẫn để giúp phụ nữ mang thai duy trì cân nặng hợp lý:

Dinh dưỡng cho bà bầu trong quá trình thai nghénTin tức xã hội
18/03

2024

Bổ sung chất dinh dưỡng là một phần quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Trong suốt quá trình mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể phụ nữ tăng lên để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe của bản thân mẹ.

Xét nghiệm sàng lọc di truyền trước khi mang thai, những điều cần làmTin tức xã hội
15/03

2024

SÀNG LỌC DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI (PRE-NATAL GENETIC SCREENING) LÀ GÌ?

Sàng lọc di truyền trước khi mang thai (Prenatal Genetic Screening) là quá trình đánh giá nguy cơ của thai nhi mang các biến đổi gen hoặc bất thường di truyền trước khi em bé được sinh ra. Quá trình này có thể bao gồm một loạt các kiểm tra và thủ tục để xác định nguy cơ của thai nhi có mắc phải các bệnh di truyền như hội chứng Down, bệnh thalassemia, bệnh bẩm sinh tim, và nhiều bệnh di truyền khác.

Yêu cầu báo giá (số 20)Tin tức bệnh viện
11/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm hóa chất phục vụ nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi buồng tử cung kết hợp giải trình tự gen trên các đối tượng vô sinh của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
 
Dịch vụ y khoa
Speed Test
Hỗ trợ online/Đặt khám