Tư vấn - Giải đáp

Trang chủ / Chăm sóc khách hàng / Tư vấn - Giải đáp

Nguyên nhân gây nên lạc nội mạc tử cung

04/02

2021

10:00
Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt thường xuyên chính là một trong những biểu hiện của lạc nội mạc tử cung. Tuy khi mới bị sẽ chưa ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nhưng theo thời gian, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp và hậu quả đáng tiếc.

1. Lạc nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung là lớp tế bào mỏng lót ở trong lòng tử cung. Lớp tế bào này dày lên theo chu kì buồng trứng và bong ra trong những ngày hành kinh là lớp nội mạc tử cung bị “lạc trôi” đến cư trú ở những nơi khác.

Những lớp mô lạc chỗ này vẫn giữ nguyên các tính chất của lớp nội mạc tử cung: cũng dày lên – bong ra và chảy máu qua từng chu kì kinh nguyệt. Nhưng thay vì được trôi ra ngoài trong những ngày hành kinh như bình thường, chúng bị mắc kẹt tạo nên những cấu trúc gọi là nang.

Lạc nội mạc tử cung thường được phát hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, mặt sau của tử cung, trên mô nâng đỡ tử cung, đường tiêu hóa dưới hoặc bàng quang. Lạc nội mạc tử cung liên quan đến buồng trứng sẽ hình thành u lạc nội mạc tử cung. Thậm chí lạc nội mạc tử cung có thể được phát hiện ngoài vùng chậu như phổi, não hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. 

Lạc nội mạc tử cung thường xuyên phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, nhiều nhất trong độ tuổi từ 30-40. Với những phụ nữ đã mãn kinh thì ít khi gặp bệnh này.

 

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

 

2. Biểu hiện lạc nội mạc tử cung

- Đau bụng kinh: Đau bụng vùng chậu có thể xảy ra trước và trở nên nặng nề hơn trong những ngày đèn đỏ. Bệnh nhân cũng có thể đau vùng bụng và phía dưới lưng.

- Đau khi giao hợp: Người bệnh không có cảm giác hưng phấn mà chỉ thấy đau đớn liên tục, thậm chí sẽ cảm thấy khó chịu nhiều hơn.

 - Mỗi lần đi tiểu hay đại tiện đều có cảm giác khó chịu, tức bụng, đặc biệt là khi có kinh nguyệt. Có máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục.

- Chảy máu ồ ạt bất thường khi đang có kinh nguyệt hoặc giữa chu kỳ kinh nguyệt không rõ nguyên nhân.

- Vô sinh – hiếm muộn: Thi thoảng, những phụ nữ đến khám vì vô sinh hiếm muộn, nguyên nhân được chuẩn đoán là do lạc nội mạc tử cung.

- Xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, stress, thậm chí có thể là sốt cao.

Mức độ trầm trọng của triệu chứng đau bụng thì không thực sự phản ánh đúng độ nặng của bệnh. Một người có triệu chứng đau dữ dội nhưng đôi khi chỉ có mức độ nhẹ. Nhưng đôi khi một người lại không có triệu chứng hay chỉ đau bụng rất nhẹ.

 

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

 

3. Nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung

- Kinh nguyệt bị trào ngược: Trong những ngày hành kinh, dòng máu mang những tế bào nội mạc tử cung trào ngược vào vòi trứng và khoang vùng chậu, thay vì thoát ra ngoài cơ thể. Những tế bào này dính vào thành khung chậu và bề mặt các cơ quan trong khu vực chậu. Sau đó chúng tiếp tục phát triển, dày lên và chảy máu theo chu kì kinh nguyệt.

- Những nữ giới từng thực hiện phẫu thuật ở tử cung: một số trường hợp cần thực hiện can thiệp ở tử cung như điều trị viêm tử cung hay mổ lấy thai nhi ở phụ nữ có bầu sẽ khiến cho sẹo hình thành ở vị trí phẫu thuật. Tại vị trí sẹo này sẽ là vị trí mà tế bào tử cung dính vào gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung do mạch máu và dịch mô di chuyển đến.

- Bất thường hệ miễn dịch: Bất thường trong hệ miễn dịch của người bệnh khiến cho việc phát hiện ra sớm các mô nội mạc đang phát triển ở bên ngoài tử cung không xảy ra để kịp thời phá hủy toàn bộ phần niêm mạc đó.

- Rối loạn hormone estrogen trong cơ thể làm cho biến đổi các tế bào phôi thai trong cơ thể thành nội mạc tử cung khi đang dậy thì, vì là tế bào lạ nên sẽ gây ra nhiều bất thường cho sức khỏe của nữ giới.

 

4. Sự nguy hiểm của lạc nội mạc tử cung

Tình trạng màng trong tử cung xuất hiện ở nhiều nơi trong cơ thể để nhằm đáp ứng với những sự thay đổi của nội tiết tố nữ estrogen. Các mô “bị lạc” này có thể phát triển, gây chảy máu tương tự như niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, tình trạng này gây ảnh hưởng đến những mô xung quanh, gây kích thích, viêm và sưng. Sự phá hủy và gây chảy máu của các mô này mỗi tháng làm hình thành nên mô sẹo, gọi là sự kết dính. Đôi khi sự kết dính xảy ra có thể khiến các cơ quan bị dính vào nhau. Chảy máu, viêm và hình thành mô sẹo có khả năng gây ra đau, đặc biệt là trong khoảng thời gian trước và trong khi có kinh nguyệt. 

- Vô sinh - Biến chứng chính của lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng ngăn chặn sự phóng noãn. Vòi trứng cũng có thể bị tắc nghẽn, bị dính làm trứng và tinh trùng không gặp nhau. Bên cạnh đó trứng hoặc tinh trùng có thể bị phá hủy. Dù vậy, nhiều phụ nữ với mức độ nhẹ đến trung bình vẫn có thể thụ thai và sanh em bé. Đôi khi bác sĩ khuyên những phụ nữ này nên có em bé sớm vì tình trạng bệnh có thể tệ hơn bất cứ lúc nào.

- Ung thư: Mặc dù rất hiếm, nhưng lạc nội mạc tử cung có thể gây ung thư buồng trứng hoặc u lạc nội mạc tử cung.

 

5. Đối tượng nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung

- Chưa sinh con.

- Có kinh nguyệt sớm: trước 11 tuổi

- Mãn kinh trễ

- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn – chẳng hạn dưới 27 ngày.

- Chảy máu nhiều và kéo dài > 7 ngày trong kỳ kinh nguyệt

- Nồng độ estrogen trong cơ thể cao.

- Chỉ số khối cơ thể thấp (gầy hay suy dinh dưỡng).

- Mẹ, dì hay chị em gái từng mắc lạc nội mạc tử cung.

- Bất kỳ nguyên nhân nào khiến kinh nguyệt không thoát ra ngoài cơ thể được

- Bất thường cơ quan sinh dục.

Lạc nội mạc tử cung gần như là một bệnh bẩm sinh và không có cách nào phòng tránh. Bệnh tuy lành tính nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào, hãy đến ngay cơ sở uy tín thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhóm Admin ST

Các bài liên quan
Xét nghiệm sàng lọc di truyền trước khi mang thai, những điều cần làmTin tức xã hội
15/03

2024

SÀNG LỌC DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI (PRE-NATAL GENETIC SCREENING) LÀ GÌ?

Sàng lọc di truyền trước khi mang thai (Prenatal Genetic Screening) là quá trình đánh giá nguy cơ của thai nhi mang các biến đổi gen hoặc bất thường di truyền trước khi em bé được sinh ra. Quá trình này có thể bao gồm một loạt các kiểm tra và thủ tục để xác định nguy cơ của thai nhi có mắc phải các bệnh di truyền như hội chứng Down, bệnh thalassemia, bệnh bẩm sinh tim, và nhiều bệnh di truyền khác.

Yêu cầu báo giá (số 20)Tin tức bệnh viện
11/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm hóa chất phục vụ nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi buồng tử cung kết hợp giải trình tự gen trên các đối tượng vô sinh của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
Dinh dưỡng cho bà bầu trong quá trình thai nghénTin tức xã hội
18/03

2024

Bổ sung chất dinh dưỡng là một phần quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Trong suốt quá trình mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể phụ nữ tăng lên để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe của bản thân mẹ.

DUY TRÌ CÂN NẶNG HỢP LÝ TRONG KHI MANG THAITin tức xã hội
19/03

2024

Duy trì cân nặng hợp lý trong khi mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả hai.

 Cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, đẻ non, hoặc các biến chứng khác trong quá trình mang thai và sau sinh. Tuy nhiên, việc tăng cân quá nhiều cũng có thể dẫn đến các vấn đề như tiểu đường, béo phì sau sinh và các vấn đề sức khỏe khác.

Một số hướng dẫn để giúp phụ nữ mang thai duy trì cân nặng hợp lý:

Tập thể dục thường xuyên trong khi mang thaiTin tức xã hội
20/03

2024

Tập thể dục thường xuyên trong khi mang thai là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động tập thể dục đều phù hợp cho mọi phụ nữ mang thai. Việc tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ các nguyên tắc an toàn là rất quan trọng. Bác sĩ có thể đề xuất các hoạt động phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi phụ nữ mang thai.

Phòng tránh các bệnh truyền nhiễm khi mang thaiTin tức xã hội
21/03

2024

Trước khi mang thai, phụ nữ cần đặc biệt chú ý đến các bệnh dễ truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Các bệnh dễ truyền nhiễm có thể truyền từ mẹ sang thai nhi trong quá trình thai kỳ, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm trùng, vô sinh, sảy thai, thai non hoặc tử vong ở thai nhi. Việc phòng tránh các bệnh này có thể giúp giảm nguy cơ này.

HẠN CHẾ CAFFEINE VÀ RƯỢU BIA , THUốC LÁ TRƯớC KHI MANG THAITin tức xã hội
21/03

2024

Hạn chế caffeine, rượu bia và thuốc lá trước khi mang thai là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc hạn chế cafein, rượu bia và ngừng sử dụng thuốc lá trước khi mang thai không chỉ giúp giảm nguy cơ cho thai nhi mà còn cải thiện sức khỏe của bản thân mẹ trong suốt quá trình mang thai và sau này.

Đảm bảo sức khỏe vợ chồng trong quá trình mang thaiTin tức xã hội
25/03

2024

 

 Đảm bảo sức khỏe của cả vợ và chồng trong quá trình mang thai là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.Sức khỏe của mẹ là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ không có sức khỏe tốt, có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe trong quá trình mang thai, và có nguy cơ cao hơn về các biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

 

Yêu cầu báo giá (số 21) mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm hàng hóa sản phẩm xông hơi tầng sinh môn cho sản phụ sau sinhTin tức bệnh viện
22/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm hàng hóa: Sản phẩm xông hơi tầng sinh môn cho sản phụ sau sinh của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
Yêu cầu báo giá (số 22) mua sắm gói thầu dự kiến: Bộ dây máy thở dùng một lầnTin tức bệnh viện
22/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Bộ dây máy thở dùng một lần của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng

Yêu cầu báo giá (số 25) mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm Bộ kít xét nghiệm ung thư cổ tử cungTin tức bệnh viện
22/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm Bộ kít xét nghiệm ung thư cổ tử cung của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng

Chuẩn bị tâm lý cho sản phụ cần những điều gì?Tin tức xã hội
27/03

2024

Chuẩn bị tâm lý khi mang thai không chỉ là một phần quan trọng mà thậm chí còn là một yếu tố quyết định đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc duy trì tâm trạng tích cực và sự thoải mái tinh thần trong suốt quá trình mang thaicó thể giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe tâm thần và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.

 

Yêu cầu báo giá (số 23)Tin tức bệnh viện
22/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Bộ khăn sinh thường của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng

Yêu cầu báo giá (số 24) mua sắm gói thầu dự kiến: Bộ khăn sinh mổTin tức bệnh viện
22/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Bộ khăn sinh mổ của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng

Vì sao cần đảm bảo một môi trường sống an toàn trước và khi mang thai?Tin tức xã hội
29/03

2024


Đảm bảo một môi trường sống an toàn trước và khi mang thai là quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc tạo ra một môi trường sống an toàn trước và khi mang thai không chỉ là việc bảo vệ sức khỏe của phụ nữ mà còn là việc bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi từ giai đoạn thai kỳ đến khi chào đời.
Môi trường sống không an toàn có thể gây ra các biến chứng thai kỳ, bao gồm sảy thai, sinh non, vô sinh và các vấn đề sức khỏe khác cho cả mẹ và thai nhi. 

 

 
Dịch vụ y khoa
Speed Test
Hỗ trợ online/Đặt khám