Tin tức xã hội

Trang chủ / Tin tức - Sự kiện / Tin tức xã hội

Mách Mẹ 10 Cách Trị Biếng Ăn Hiệu Quả Cho Trẻ 2-3 Tuổi

14/11

2021

12:53
Trẻ biếng ăn thực sự là cơn ác mộng đối với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, tin tốt là trẻ 2 – 3 tuổi biếng ăn phần lớn do tâm lý muốn thể hiện hoặc chống đối bố mẹ cũng như thói quen ăn uống chưa đúng. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách ứng xử với trẻ cũng như điều chỉnh thói quen ăn uống của cả gia đình. Dưới đây là 10 gợi ý hữu ích dành cho bạn.
 

Trẻ 2 – 3 tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Mỗi đứa trẻ có nhu cầu về lượng thức ăn khác nhau, phụ thuộc và độ tuổi, mức độ hoạt động, tốc độ tăng trưởng và cảm giác thèm ăn của trẻ. Với trẻ em, cảm giác thèm ăn có thể khác biệt mỗi ngày. Sự thay đổi này hoàn toàn bình thường và chịu ảnh hưởng bởi tâm trạng, sức khỏe, thời gian bữa ăn và món ăn.

Thông thường, trẻ 2 – 3 tuổi cần ăn 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ mỗi ngày. Các bữa ăn cách nhau khoảng 2 – 3 giờ. Để xác định lượng ăn của trẻ, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ với lượng vừa phải. Sau đó, dựa vào phản ứng của trẻ mà tăng, giảm sao cho phù hợp.

 
Trẻ 2 – 3 tuổi cần 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ mỗi ngày

Trẻ 2 – 3 tuổi nên ăn gì, uống gì?

Thức ăn
Trẻ 2 – 3 tuổi nên ăn nhiều loại thực phẩm có hương vị và kết cấu khác nhau. Trẻ vừa có cơ hội phát triển vị giác vừa ăn ngon miệng hơn. Các món ăn cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này là:
Rau xanh và trái cây: là nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho trẻ.
Thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mỳ, mỳ ống, yến mạch: nguồn tinh bột có lợi cho sức khỏe vì chứa nhiều chất xơ và chất béo tốt cho cơ thể.
Thịt, cá, trứng, sữa, sữa chua, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành là các món ăn giàu protein và sắt, rất cần cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. 

Đồ uống
Trẻ trên 2 tuổi có thể uống sữa bột, sữa tươi hoặc sữa đậu nành. Tổng lượng sữa trẻ có thể uống hàng ngày là 500 – 750 ml. Không nên cho trẻ uống nhiều hơn vì trẻ sẽ no bụng và không chịu ăn cơm. Sữa là nguồn protein, canxi và vitamin D rất tốt cho trẻ nhưng bạn cần nhớ sữa chỉ là thực phẩm bổ sung. Nguồn năng lượng chính của trẻ vẫn đến từ bữa ăn.

 
Sữa rất tốt cho trẻ nhưng không nên cho trẻ uống quá nhiều
Bên cạnh sữa, bạn cũng nên rèn luyện cho trẻ thói quen uống nước lọc. Lượng nước lọc trẻ 2 – 3 tuổi cần uống mỗi ngày là 1 – 1,5 lít. Nước lọc bổ sung nước cho trẻ, đặc biệt trong mùa hè nóng bức đồng thời giúp trẻ hạn chế sử dụng thức uống đóng chai nhiều đường và phẩm màu.

10 cách trị biếng ăn hiệu quả cho trẻ 2 – 3 tuổi
Như vậy mẹ đã nhận biết được trẻ như nào là biếng ăn. Vậy trẻ biếng ăn phải làm thế nào? Gợi ý cho mẹ 10 mẹo đơn giản để trị biếng ăn cho trẻ 2-3 tuổi

1. Cho trẻ ăn chung cùng gia đình
Trẻ 2 – 3 tuổi đã có thể ăn cơm cùng với gia đình. Bạn đừng lo trẻ ăn chậm hoặc ăn ít mà cho trẻ ăn trước rồi người lớn ăn sau. Việc cho trẻ ngồi ăn chung cùng gia đình là một cách khéo léo để trị biếng ăn bởi trẻ có thể quan sát ông bà, bố mẹ, ăn uống và học theo. Bên cạnh đó, trẻ cũng cảm nhận được mình là một thành viên của gia đình.

Ngồi ăn cùng gia đình là cách trị biếng ăn hiệu quả cho trẻ 2 – 3 tuổi

2. Cùng trẻ tập trung ăn uống
Nhiều gia đình có thói quen cho bật tivi trong bữa ăn để tranh thủ xem phim, nghe tin tức. Tuy nhiên, thói quen này ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa và hành vi ăn uống của cả trẻ và bố mẹ. Thay vì hướng sự chú ý vào chiếc tivi, cả gia đình nên tập trung cảm nhận hương vị món ăn và trò chuyện cùng nhau.

3. Kiên nhẫn cho trẻ tập làm quen với món ăn mới
Chắc bạn rất quen thuộc với tình cảnh trẻ gào khóc, ném bỏ miếng cà rốt ra khỏi bát cơm, dù bạn đã khéo léo “ngụy trang” cà rốt vào món canh hoặc cơm cuộn. Đừng nản chí, đó là hành vi bình thường của trẻ khi tiếp xúc với một loại thực phẩm mới. Trẻ cần nhìn, ngửi, chạm vào món ăn nhiều lần trước khi nếm thử. Thậm chí, trẻ còn phải nếm thử nhiều lần trước khi thực sự chấp nhận và đồng ý ăn. 

4. Để trẻ tự chọn đồ ăn
Rất nhiều trẻ 2 – 3 tuổi biếng ăn vì muốn thể hiện bản thân và chống đối bố mẹ chứ không phải có vấn đề với sức khỏe. 2 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ thường muốn tự quyết định quần áo mình sẽ mặc, tự mở hộp bánh và tự lựa chọn đồ ăn. Vì vậy, bạn hãy trao cho trẻ quyền làm chủ. Bạn có thể hỏi trẻ rằng “con muốn ăn món gì?” hoặc “hôm nay con lên thực đơn cho cả nhà giúp mẹ nhé!”.

5. Cho trẻ tự xúc ăn
Đừng sợ thức ăn rơi vãi đầy bàn, bạn hãy để trẻ tự xử lý bữa ăn của mình. Trẻ có thể tự bốc thức ăn rồi đưa vào miệng nếm thử. Trẻ nên tự cầm thìa và xúc đồ ăn trong bát mặc dù rất vụng về. Cách này giúp trẻ khám phá đồ ăn, từ đó ăn ngon miệng và bớt phụ thuộc vào bố mẹ hơn.

 
6. Chấp nhận những ý tưởng và sở thích ăn uống kỳ lạ của trẻ
Không giống như người lớn, trẻ em thường rất sáng tạo, thậm chí có những ý tưởng và sở thích kỳ quặc. Trẻ có thể thích trộn cơm trứng với canh vì dễ nhai, dễ nuốt mặc dù bố mẹ nghĩ món ăn đó thật tanh. Một số trẻ lại muốn uống sinh tố cà chua với cam hoặc chỉ một mực đồng ý ăn bánh mì hình tam giác. Không sao cả, đó đơn giản chỉ là sở thích của trẻ. Bạn đừng bực tức mà quát mắng trẻ. Hãy để trẻ tự do sáng tạo và ăn uống, chỉ cần ý tưởng đó không gây hại cho trẻ.

7. Chế biến và trang trí món ăn màu sắc
Bên cạnh mùi hương, màu sắc cũng là một yếu tố kích thích cảm giác thèm ăn và ngon miệng của trẻ. Để trị bệnh biếng ăn cho trẻ 2 – 3 tuổi, bạn hãy sử dụng đa dạng màu sắc trong món ăn. Ví dụ như món canh hầm có màu cam của cà rốt, màu xanh của đậu Hà Lan và màu vàng của khoai tây sẽ hấp dẫn trẻ. Mặt khác, bạn cũng có thể sắp xếp, trang trí món ăn thành các hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu để tăng sự thích thú, hào hứng của trẻ.

Trị dứt điểm biếng ăn cho trẻ bằng cách chế biến, trang trí món ăn nhiều màu sắc


8. Sử dụng đa dạng thực phẩm
Thử tưởng tượng ngày nào bạn cũng ăn cơm với thịt rang và rau muống thì sẽ thế nào. Chắc chắn là rất ngán, trẻ em cũng vậy. Bạn nên thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau để bữa ăn phong phú, tăng cảm giác ngon miệng đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Bổ sung các loại siro ăn ngon cho bé tăng vị giác kích thích ăn ngon cho bé.

9. Để trẻ làm bếp trưởng
2 – 3 tuổi thì sao nấu ăn được. Đúng thế, trẻ không thể tự nấu ăn nhưng trẻ có thể giúp bạn. Bạn hãy đưa dâu tây cho trẻ rửa để trẻ nhận ra loại quả này mềm mại như thế nào. Bạn cũng có thể cho trẻ đập trứng, ngoáy bột khi làm món bánh nướng. Cùng trẻ nấu ăn là biện pháp hữu ích để trị biếng ăn và gia tăng tình cảm giữa bố mẹ với con cái.

Trẻ sẽ hứng thú với món ăn hơn khi được nấu ăn cùng bố mẹ


10. Cùng trẻ trồng rau quả
Phương pháp này đặc biệt hữu ích với những trẻ không thích ăn hoa quả và rau xanh. Bạn có thể cùng trẻ trồng dâu tây, cà chua, xà lách hoặc các loại cây ăn quả nếu sân vườn đủ rộng. Hàng ngày tưới nước và ngắm nhìn cây lớn lên không chỉ giúp trẻ làm quen, yêu thích rau xanh, trái cây mà còn cho trẻ nhiều bài học bổ ích về cuộc sống.

Mỗi đứa trẻ có nhu cầu, sở thích và thói quen ăn uống khác nhau. Không có phương pháp chung giúp bạn phòng tránh và cắt đứt dứt điểm tình trạng biếng ăn ở trẻ 2 – 3 tuổi. Thay vào đó, bạn hãy quan sát và tìm hiểu nhu cầu cũng như tâm lý ăn uống của con. Sau đó áp dụng khéo léo và linh hoạt 10 bí quyết ở trên. Chắc chắn trẻ biếng ăn sẽ không còn là cơn ác mộng với bạn nữa.

Xem thêm các mẹo “đối phó” trẻ biếng ăn tại https://www.appetito.vn / https://dongyloian.com/

 
Các bài liên quan
Yêu cầu báo giá (số 8)Tin tức bệnh viện
04/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm hóa chất xét nghiệm dùng cho sàng lọc thiếu men G6PD bẩm sinh ở trẻ sơ sinh của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
Yêu cầu báo giá (số 10)Tin tức bệnh viện
05/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm hóa chất đếm và định cỡ các tế bào máu trên hệ thống phân tích tế bào tự động của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng 
Yêu cầu báo giá (số 11)Tin tức bệnh viện
05/03

2024

          Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm hóa chất định lượng trên hệ thống phân tích tế bào huyết học của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng 
Yêu cầu báo giá (số 12)Tin tức bệnh viện
05/03

2024

          Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm hóa chất dùng cho máy phân tích huyết học của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng 
Yêu cầu báo giá (số 13)Tin tức bệnh viện
05/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm hóa chất định nhóm máu hai phương pháp của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng 

Yêu cầu báo giá (số 14)Tin tức bệnh viện
05/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm hóa chất xét nghiệm huyết học của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
Yêu cầu báo giá (số 17)Tin tức bệnh viện
08/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm vật tư y tế: Bộ dây máy thở dùng một lần của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
Yêu cầu báo giá (số 15)Tin tức bệnh viện
08/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm vật tư y tế: Bộ khăn sinh mổ của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
Yêu cầu báo giá (số 16)Tin tức bệnh viện
08/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm vật tư y tế: Gạc của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
Yêu cầu báo giá (số 18)Tin tức bệnh viện
08/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm vật tư y tế: Bơm truyền cơ học đàn hồi của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
Xét nghiệm sàng lọc di truyền trước khi mang thai, những điều cần làmTin tức xã hội
15/03

2024

SÀNG LỌC DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI (PRE-NATAL GENETIC SCREENING) LÀ GÌ?

Sàng lọc di truyền trước khi mang thai (Prenatal Genetic Screening) là quá trình đánh giá nguy cơ của thai nhi mang các biến đổi gen hoặc bất thường di truyền trước khi em bé được sinh ra. Quá trình này có thể bao gồm một loạt các kiểm tra và thủ tục để xác định nguy cơ của thai nhi có mắc phải các bệnh di truyền như hội chứng Down, bệnh thalassemia, bệnh bẩm sinh tim, và nhiều bệnh di truyền khác.

Yêu cầu báo giá (số 19)Tin tức bệnh viện
11/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm vật tư y tế phục vụ nghiên cứ ứng dụng ký thuật nội soi buồng tử cung kết hợp giải trình tự gen trên các đối tượng vô sinh của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
Yêu cầu báo giá (số 20)Tin tức bệnh viện
11/03

2024

Bệnh viện Phụ Sản có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm gói thầu dự kiến: Mua sắm hóa chất phục vụ nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi buồng tử cung kết hợp giải trình tự gen trên các đối tượng vô sinh của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
Dinh dưỡng cho bà bầu trong quá trình thai nghénTin tức xã hội
18/03

2024

Bổ sung chất dinh dưỡng là một phần quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Trong suốt quá trình mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể phụ nữ tăng lên để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe của bản thân mẹ.

DUY TRÌ CÂN NẶNG HỢP LÝ TRONG KHI MANG THAITin tức xã hội
19/03

2024

Duy trì cân nặng hợp lý trong khi mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả hai.

 Cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, đẻ non, hoặc các biến chứng khác trong quá trình mang thai và sau sinh. Tuy nhiên, việc tăng cân quá nhiều cũng có thể dẫn đến các vấn đề như tiểu đường, béo phì sau sinh và các vấn đề sức khỏe khác.

Một số hướng dẫn để giúp phụ nữ mang thai duy trì cân nặng hợp lý:

 
Dịch vụ y khoa
Speed Test
Hỗ trợ online/Đặt khám