Suy buồng trứng đang trở thành nỗi ám ảnh đối với phụ nữ. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt bình thường mà nó còn tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Suy buồng trứng đang trở thành nỗi ám ảnh đối với phụ nữ. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt bình thường mà nó còn tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
1. Thế nào là suy buồng trứng?
Buồng trứng là cơ quan chuyên trách về thụ tinh và sinh sản trong cơ thể của người phụ nữ. Bên cạnh đó, buồng trứng cũng chịu trách nhiệm trong việc sản xuất các hormone sinh sản của nữ là estrogen và progesterone.
Suy buồng trứng sớm là tình trạng các chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động chức năng, trong đó bệnh nhân sẽ không thể thực hiện được chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng để duy trì hoạt động sinh sản ở nữ giới. Bên cạnh đó, các chức năng sinh dục khác của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng do hormone kích thích ham muốn không được sản sinh, các nội tiết tố bị rối loạn gây mất cân bằng cơ thể.
Suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm đời sống tình dục và cản trở chức năng sinh sản ở nữ giới cũng như là nguyên gây hiếm muộn ở các cặp vợ chồng.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh suy buồng trứng
Việc lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, café, cocain,... ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản sinh hormone
Có nhiều nguyên nhân gây suy buồng trứng, nó có thể có liên quan đến các bệnh về nhiễm sắc thể, di truyền, hoặc là các bệnh lý tự miễn. Tuy nhiên, việc suy giảm hormone estrogen lại là nguyên nhân chính dẫn đến suy buồng trứng. Trong đó những nguyên nhân sau dẫn đến sự suy giảm hormone estrogen:
Rối loạn kinh nguyệt trong một thời gian dài khiến cho lượng kinh nguyệt không ổn định.
Việc lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, café, cocain,... ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản sinh hormone.
Viêm nhiễm bộ phận sinh dục từ các loại vi khuẩn, nấm, virus.
Việc cắt bỏ một bên buồng trứng hay vòi trứng,... trong điều trị tác động đến có thể
Đặc biệt tình trạng nạo phá thai một cách bừa bãi dẫn tới buồng trứng bị tác động, các nội tiết tố bị rối loạn.
Ngoài ra, việc giảm cân quá mức cùng tình trạng căng thẳng lâu dần gây rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến sự điều tiết nội tiết trong cơ thể làm dẫn đến suy giảm chức năng buồng trứng, giảm hormon estrogen.
3. Dấu hiệu suy buồng trứng
Rối loạn kinh nguyệt trong một thời gian dài khiến lượng kinh nguyệt không ổn định, bên cạnh đó trạng thái cũng như màu sắc kinh có sự thay đổi.
Thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn đặc biệt là mất ngủ giữa đêm.
Giảm ham muốn tình dục, luôn né tránh chuyện giường chiếu.
Da dẻ có dấu hiệu nhăn nheo, ngực nhão và xệ.
Suy giảm trí nhớ.
Âm đạo bị khô và đau rát khi quan hệ tình dục.
Giảm ham muốn tình dục, luôn né tránh chuyện giường chiếu
4. Ảnh hưởng của bệnh suy buồng trứng
Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của phụ nữ, đặc biệt trong cuộc sống vợ chồng. Những ảnh hưởng do bệnh gây ra như:
Khiến bệnh nhân mất tự tin vào bản thân.
Ảnh hưởng đến chuyện chăn gối do bệnh nhân không có ham muốn tình dục và khó có thể đạt được cảm giác khoái cảm trong khi giao hợp.
Chức năng sinh sản ở nữ giới bị suy giảm đáng kể do trứng không thể sản sinh và phóng noãn để thụ tinh dẫn đến vô sinh.
Phụ nữ khi nhận thấy các dấu hiệu suy buồng trứng như rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh hay rong kinh,.. nên chủ động tới bệnh viện thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.