Vòi trứng có kích thước rất nhỏ nên dễ bị tắc. Vòi trứng bị tắc khiến trứng rụng không thể đi qua vòi trứng đến tử cung, tinh trùng đi từ âm đạo vào tử cung không thể lên vòi trứng để thụ tinh. Đây là một trong những nguyên nhân gây vô sinh - hiếm muộn ở phụ nữ.
1. Tắc vòi trứng là gì?
Vòi trứng là ống dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung. Chiều
dài vòi trứng khoảng 10cm, chia thành 4 đoạn: Đoạn kẽ, đoạn eo, đoạn bóng và đoạn
loa vòi trứng. Mỗi đoạn có chức năng khác nhau. Hai vòi trứng ở hai bên tử cung
tạo đường đi và hỗ trợ trứng di chuyển dễ dàng hơn. Tắc vòi trứng xảy ra khi
vòi trứng bị chít hẹp, khiến trứng không thể di chuyển xuống tử cung để gặp
tinh trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai. Khi vòi trứng bị tắc có
thể dẫn đến trường hợp thai ngoài tử cung (tắc không hoàn toàn), hiếm muộn hoặc
vô sinh (tắc hoàn toàn).
2. Những nguyên nhân gây tắc vòi trứng
- Một số bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm
vòi trứng, viêm cổ tử cung...; Các bệnh xã hội như lậu, sùi mào gà, giang
mai,...; viêm niệu đạo, viêm thận, viêm bàng quang,...
- Lạc nội mạc tử cung: mô nội mạc tử cung có thể xuất hiện
trong vòi trứng gây ra tình trạng tắc nghẽn.
- Nạo phá thai nhiều lần: mang thai ngoài ý muốn và thực hiện
nạo hút thai nhiều lần, phá thai không an toàn, sau phá thai không biết chăm
sóc vùng kín và cơ thể đúng cách có thể gặp phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa
và viêm tắc vòi trứng.
Cả sau khi sẩy thai hoặc sau sinh, nữ giới cũng cần biết
chăm sóc và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa một cách cẩn thận, chính xác.
- Quan hệ tình dục không an toàn: việc quan hệ không an toàn
khiến phái nữ dễ mắc các bệnh xã hội gây viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục trong
đó có vòi trứng.
- Dị tật bẩm sinh: nhiều phụ nữ khi sinh ra đã bị tắc vòi trứng
hoặc thiếu một phần hay toàn bộ vòi trứng. Điều này khiến quá trình trứng gặp
tinh trùng trở nên khó khăn, nữ giới dễ rơi vào tình trạng vô sinh, hiếm muộn.
- Tiểu phẫu vùng kín: Có một số người thực hiện các thủ thuật
tại vùng kín hoặc đặt vòng tránh thai nhưng được thực hiện không an toàn có thể
dẫn tới tình trạng bộ phận sinh sản bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm. Nếu
không phát hiện và khắc phục kịp thời, viêm nhiễm sẽ lan rộng dễ gây tắc vòi trứng.
- Viêm ruột thừa: viêm ruột thừa kéo dài khiến bạn bị nhiễm
khuẩn nặng, viêm nhiễm lan tới vòi trứng có thể gây tình trạng tắc vòi trứng.
3. Dấu hiệu tắc vòi trứng
Khi bị tắc vòi trứng chị em sẽ thấy một số dấu hiệu sau:
- Rối loạn kinh nguyệt do nhiều nguyên nhân như: ăn uống
không điều độ, thường xuyên thức khuya, nội tiết tố rối loạn… Nếu vòi trứng gặp
vấn đề cũng khiến hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng dẫn đến chu kỳ kinh
nguyệt bất thường. Đặc biệt nếu đột nhiên thấy máu kinh có tháng rất nhiều có
tháng lại rất ít, thậm chí có màu đen, hôi… xuất hiện với tần suất lớn thì nên
đi gặp bác sĩ ngay.
- Cảm giác khó chịu ở bụng, cứng bụng, đau lưng: Hầu hết các
cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới sau đó lan rộng ra khắp ổ bụng khiến
người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Khi ống dẫn trứng bị tắc khiến tinh trùng khó gặp được trứng
để thụ thai, dẫn đến việc khó thụ thai hay có thai ngoài tử cung. Tắc vòi trứng
là nguyên nhân hàng đầu gây ra vô sinh ở nữ giới.
- Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác của tình trạng tắc
vòi trứng như: tăng dịch tiết âm đạo khiến khí hư ra bất thường, đau khi quan hệ
tình dục, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi.
Nếu bạn gặp các dấu hiệu trên tốt nhất nên đi thăm khám để
có thể phát hiện và chữa trị kịp thời. Trường hợp bị tắc vòi trứng không có
nghĩa là không thể mang thai, phụ nữ bị tắc vòi trứng hoàn toàn có thể sinh con
nhờ vào những phương pháp y học hiện đại trong điều trị vô sinh hiếm muộn hiện
nay tại các trung tâm y tế uy tín. Bệnh viện phụ sản là địa chỉ y tế hàng đầu về
hỗ trợ sinh sản nói chung và điều trị vô sinh hiếm muộn nói riêng với tỷ lệ
mang thai lâm sàng luôn đạt trên 40%. Trung tâm áp dụng những phương pháp hỗ trợ
sinh sản tiên tiến nhất trên thế giới.
Nhóm Admin