Sùi mào gà là một bệnh xã hội phổ biến và nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó bao gồm ung thư cổ tử cung. Cắt, đốt sùi mào gà âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn hiện là phương pháp điều trị hiện đại, tiên tiến nhất đang được áp dụng trong điều trị bệnh.
Cắt, đốt sùi mào gà là cách điều trị bệnh hiệu quả để ngăn ngừa bệnh phát triển và lây lan
Hiểu được về bản chất của bệnh sùi mào gà sẽ giúp bạn nhận biết sớm bệnh có hướng điều trị bệnh kịp thời.
1. Tổng quan về bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) là bệnh do vi rút Human Papilloma (HPV), một loại virus thuộc loại DNA gây ra. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, có thể gặp ở cả nam và nữ.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
- Quan hệ tình dục với người mắc bệnh sùi mào gà.
- Phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà có thể lây truyền cho thai nhi.
- Người có sức đề kháng kém, vô tình tiếp xúc với dịch nhầy, dịch mủ, máu,… của người bị sùi mào gà.
- Sử dụng chung đồ cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần lót,… với người bị sùi mào gà.
1.2. Triệu chứng nhận biết sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà thường ủ bệnh trong 2 đến 9 tháng và có 3 giai đoạn phát triển
Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh dài từ 2 cho đến 9 tháng. Sau thời gian đó, bệnh phát ra bên ngoài với những biểu hiện:
- Xuất hiện những nốt sùi nhỏ, mềm, màu hồng, bề mặt ráp, hầu như không đau và ít gây ngứa ngáy.
- Giai đoạn sau, nốt sùi có thể phát triển thành những gai hoặc lá và liên kết với nhau thành các mảng to lên đến vài cm, màu hồng, nhìn giống như mào con gà hoặc hoa súp lơ.
- Bề mặt các nốt sùi ẩm ướt, ấn vào có thể chảy mủ, dễ bị chảy máu.
- Trong nhiều trường hợp, nốt sùi mào gà có thể chảy máu và tiết ra dịch có mùi hôi, tanh.
- Ở nữ giới, sùi mào gà thường không có biểu hiện rõ ràng, thường gặp nhất tại môi lớn, môi bé, âm đạo, âm hộ, hậu môn, lỗ tiểu, tầng sinh môn, cổ tử cung,…
- Ở nam giới, sùi mào gà thường xuất hiện tại vùng da dưới bìu, xung quanh lỗ hậu môn, lỗ sáo, bao quy đầu hay tại các nếp gấp bẹn,…
- Với những người bệnh có quan hệ tình dục đường miệng, sùi mào gà có thể mọc trong miệng, mắt, tay, chân,… và rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác.
1.3. Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?
- Bệnh sùi mào gà có thể gây nhiều tác hại nguy hiểm ở cả nam và nữ. Với phụ nữ, sùi mào gà có thể khiến người bệnh tăng nguy cơ bị ung thử cổ tử cung, từ đó dẫn đến việc phải cắt bỏ tử cung, hoặc thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
- Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà có thể lây truyền sang thai nhi hoặc gặp các nguy cơ như sảy thai, sinh non, băng huyết,…
- Các nốt sùi mào gà xuất hiện ở cơ quan sinh dục và phát triển quá lớn có thể cản trở quá trình giao hợp và trứng gặp tinh trùng, vừa ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, đồng thời gây hiếm muộn, vô sinh ở nữ.
- Sùi mào gà xuất hiện ở cơ quan sinh dục, rất dễ dẫn đến các bệnh viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa. Đồng thời, bệnh gây mặc cảm về tâm lý, từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
- Để tránh những hậu quả của bệnh gây ra, bệnh nhân cần điều trị sớm bằng phương pháp dùng thuốc hoặc cắt, đốt sùi mào gà âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn,…
2. Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà
Đốt điện là phương pháp phổ biến trong điều trị sùi mào gà
- Để điều trị sùi mào gà, bác sĩ thường căn cứ vào tình trạng phát triển của các nốt sùi, độ rộng của tổn thương để lựa chọn phương pháp thích hợp. Đối với những trường hợp nốt sùi mào gà nhỏ, chưa lây lan rộng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc là dung dịch bôi Axid trichloaxetic 80-90% hoặc Podophyllotoxine 20-25%.
- Trong trường hợp tổn thương lan rộng, hình thành các tổ chức sùi mào gà lớn, bác sĩ thường sử dụng phương pháp cắt, đốt sùi mào gà bằng phương pháp đốt điện cao tần.
2.1. Ưu điểm
- Độ an toàn, hiệu quả cao
- Bệnh nhân không cần nằm viện sau điều trị.
- Không gây chảy máu vì vậy ít gây biến chứng nguy hiểm.
Một khi bị sùi mào gà, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được cắt, đốt sùi mào gà, tránh bệnh phát triển nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
2.2. Quy trình cắt, đốt sùi mào gà âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn
Quy trình cắt, đốt sùi mào gà âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn thường bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Khám tổng quát xác định tình trạng bệnh.
- Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ y tế cần thiết.
- Bước 3: Gây tê cục bộ tại khu vực tiến hành tiểu phẫu.
- Bước 4: Bác sĩ tiến hành cắt, đốt sùi mào gà tại âm đạo, âm hộ, tầng sinh môn.
- Bước 5: Sát trùng vết thương sau điều trị, hẹn lịch tái khám để điều trị lần 2 (Bệnh sùi mào gà không điều trị được dứt điểm chỉ trong một lần cắt, đốt, vì vậy bệnh nhân cần tái khám và điều trị đúng theo lịch hẹn của bác sĩ).
2.3. Lưu ý sau khi cắt, đốt sùi mào gà âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn
Sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh nên tuần thủ một số lưu ý sau để vết thương nhanh hồi phục:
- Tránh quan hệ tình dục khi vết thương chưa lành, vừa khiến vết thương lâu lành, đồng thời có thể lây nhiễm virus HPV cho bạn tình.
- Sử dụng thêm thuốc kháng sinh, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng vết thương bị viêm nhiễm.
- Vệ sinh vết thương sạch sẽ, theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không nên sử dụng chung đồ cá nhân với người khác, tránh lây bệnh cho người xung quanh.
3. Cắt, đốt sùi mào gà âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn ở đâu?
Cắt, đốt sùi mào gà ở đâu hiệu quả, không tái phát là câu hỏi của rất nhiều người.
Sùi mào gà là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng bệnh. Tuy nhiên bạn không nên vì việc này mà bỏ mặc không chữa bệnh vì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, trong đó nguy hiểm nhất là ung thư cổ tử cung. Ngày nay, hầu hết các sơ sở y tế, đặc biệt là địa chỉ có khoa sản phụ đều cung cấp dịch vụ cắt, đốt sùi mào gà. Tuy nhiên, nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo quá trình làm thủ thuật được an toàn, hiệu quả. Bệnh viện phụ sản Hải Phòng là đơn vị hàng đầu trong điều trị cắt đốt sùi mào gà với các trang thiết bị hiện đại nhất. Đội ngũ y bác sĩ hàng đầu sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề rắc rối.