Ung thư tinh hoàn là bệnh hiếm gặp, chỉ chiếm 1% các bệnh ung thư ở nam giới, nhưng là loại ung thư có tiên lượng tốt.
1. Ung thư tinh hoàn là gì?
Ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào ung thư
phát triển ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Tinh hoàn là các tuyến sinh sản nam nằm
trong bìu. Da bìu là một bao da lỏng lẻo chứa tinh hoàn và treo trực tiếp bên
dưới dương vật.
Một điều đáng mừng là
ung thư tinh hoàn có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện và can thiệp sớm.
Tính chung cho các giai đoạn, có thể chữa khỏi cho 90% số người bệnh. Tỷ lệ sống
5 năm ở các bệnh nhân ung thư tinh hoàn là lớn hơn 95%.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
2. Dấu hiệu nhận biết ung
thư tinh hoàn
Tinh hoàn là bộ phận quan
trọng trong cơ quan sinh dục của nam giới giữ vai trò sản xuất tinh trùng duy
trì khả năng sinh sản của nam giới và tiết ra tuyến nội tiết tố nam đảm bảo chức
năng sinh lý của phái mạnh. Vì vậy bất cứ một vấn đề nào liên quan đến tinh
hoàn cũng là bất thường ảnh hưởng đến nam giới.
Khi bị ung thư tinh hoàn,
người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
- Dấu hiệu hay gặp nhất và cũng là lý do đi khám bệnh nhiều nhất là bệnh nhân tự sờ thấy u tinh hoàn hoặc thấy một bên tinh hoàn to lên bất thường.
- Đau âm ỉ vùng bẹn bìu hoặc vùng bụng dưới
- Bìu cảm giác nặng, căng tức ở một bên bìu
- Có thể nổi hạch vùng bẹn
- Có thể đau bụng (do di căn hạch ổ bụng chèn ép hoặc đau do ung thư tinh hoàn ẩn phát hiện trong ổ bụng)
- Có thể sờ thấy hạch cổ, đau ngực, khó thở... (do ung thư di căn)
3. Nguyên nhân ung thư tinh hoàn
Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn hiện vẫn chưa được xác định
rõ. Ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn bị thay đổi. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia một cách có trật tự để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, đôi khi có một số tế bào phát triển bất thường khiến sự tăng trưởng này vượt khỏi tầm kiểm soát - những tế bào ung thư tiếp tục phân chia tạo thành khối u tinh hoàn mà bệnh nhân thường tự sờ thấy trên lâm sàng.
4. Những ai có nguy cơ ung
thư tinh hoàn?
- Người có tinh hoàn ẩn: Bình thường tinh hoàn phát triển trong bụng thai nhi và đi xuống bìu trước khi sinh. Tuy nhiên, ở khoảng 3% bé trai, tinh hoàn không xuống bìu khi sinh ra gọi là bệnh "tinh hoàn ẩn". Ở những người bị tinh hoàn ẩn, nếu không được phát hiện và phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5
- 14 lần so với người bình thường.
- Người có tinh hoàn
phát triển bất thường (tinh hoàn teo hoặc không phát triển
- Có người thân trong
gia đình bị ung thư tinh hoàn: Những người có cha hay anh em trai bị ung thư tinh hoàn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư tinh hoàn không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
- Chủng tộc: Người da
trắng có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn.
- Một số yếu tố khác:
tiền sử quai bị, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn.
5. Chẩn đoán ung thư tinh
hoàn
Chẩn đoán ung thư tinh
hoàn dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng.
- Siêu âm bìu: phát hiện
được 75% khối u, xác định có hay không tràn dịch màng tinh hoàn.
- Siêu âm hoặc chụp cắt
lớp vi tính ổ bụng: phát hiện tinh hoàn ẩn, các hạch di căn ổ bụng.
- Mô bệnh học: xét
nghiệm chẩn đoán xác định bệnh, có thể làm sau phẫu thuật hoặc sinh thiết tức
thì ngay trong mổ.
- Xquang ngực: giúp phát
hiện di căn phổi
- Các chất chỉ điểm u:
AFP, HCG và LDH.
- Chụp xạ hình xương nếu
có nghi ngờ tổn thương xương.
6. Phương pháp điều trị
ung thư tinh hoàn
Việc điều trị ung thư tinh hoàn để đạt hiệu quả
cao cần dựa vào mức độ của bệnh ở giai đoạn nào và sự xâm lấn của khối u mà bác
sĩ điều trị sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau.
Hiện nay có 3 phương pháp cơ bản điều trị ung
thư tinh hoàn là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Điều trị ung thư tinh hoàn phụ
thuộc vào loại ung thư (u dòng tinh, u không phải dòng tinh) và giai đoạn của bệnh.
6.1. U tinh
- Là loại u nhạy cảm với
xạ trị.
- Giai đoạn đầu bệnh
nhân được xạ trị vào vùng dưới cơ hoành, chủ yếu vào hạch chậu bẹn, hạch cạnh
động mạch chủ
- Giai đoạn sau có thể
sử dụng hóa chất bổ trợ.
6.2. U không phải dòng tinh
- Phẫu thuật kèm theo
vét hạch được áp dụng trong trường hợp khối u nhỏ à ung thư không phải dòng
tinh.
- Xạ trị nếu u đã lan
sang các hạch bạch huyết lân cân
- Hóa chất nếu bệnh đã
di căn xa.
Khoảng 90% các ca mới chẩn đoán ung thư tinh
hoàn là chữa khỏi được.
Đối với trường hợp
phát hiện sớm và chỉ bị ung thư một bên tinh hoàn, thì phương pháp phẫu thuật
cắt bỏ tinh hoàn là tối ưu nhất.
Nếu mức độ bệnh nặng
hơn thì sẽ được tiến hành xạ trị hay hóa trị. Phương pháp xạ trị có thể gây mệt
mỏi và vô sinh tạm thời, còn hóa trị gây buồn nôn, rụng tóc và ảnh hưởng đến
khả năng sinh sản. Loại bỏ một tinh hoàn không làm ảnh hưởng tới khả năng tình
dục hay có con.
7. Phòng ngừa ung thư
tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm gây nên
bởi nhiều nguyên nhân phức tạp khác nhau. Do đó, bằng những quan sát thông thường,
người bệnh khó có thể phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của bệnh khi mới bị.
Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường trên cơ thể hay tại cơ quan sinh dục nam
giới cần chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tiến hành
kiểm tra và làm các xét nghiệm quan trọng nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh
cụ thể để có phương pháp điều trị kịp thời.
Thăm khám sớm không chỉ giúp cho quá trình chữa
trị bệnh đơn giản, tiết kiệm chi phí điều trị bệnh mà còn giúp người bệnh thoát
khỏi các biến chứng vô sinh, suy giảm sinh lý, ung thư tinh hoàn,…
- Cách tốt nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư tinh hoàn
là tự kiểm tra.
- Hàng tháng nên tự kiểm tra tinh hoàn 1 lần, đơn giản nhất là sau
mỗi lần tắm.
- Tự kiểm tra tinh hoàn bằng 2 tay, ngón giữa ở dưới và ngón cái ở
trên tinh hoàn. Nắn nhẹ nhàng 2 bên tinh hoàn, kiểm tra mào tinh. Vị trí hay gặp
u tinh hoàn là phía hai bên.
- Không hút thuốc lá, không uống rượu
- Ăn uống tập luyện khoa học
- Khám sức khỏe định kỳ: người khỏe mạnh nên khám 6 tháng/lần. Người
có các yếu tố nguy cơ nên tái khám thường xuyên hơn.
Cách tự
kiểm tra tinh hoàn:
- Thời điểm tốt nhất để kiểm tra tầm soát ung thư tinh hoàn là
khi da bìu được thư giãn, thường là sau khi tắm nước ấm.
- Nhẹ
nhàng nâng bìu trong lòng bàn tay. Đứng trước gương và tìm vết sưng tấy trên da
bìu nếu có.
- Cảm
nhận kích thước và trọng lượng của tinh hoàn.
- Dùng
ngón tay ấn xung quanh tinh hoàn và kiểm tra xem có khối u hoặc chỗ sưng bất
thường nào không.
- Cảm
nhận từng tinh hoàn. Đặt ngón trỏ và ngón giữa dưới một tinh hoàn với ngón cái
ở trên cùng. Lăn nhẹ tinh hoàn giữa các ngón tay. Hình dạng bình thường của
tinh hoàn nhẵn, hình bầu dục, hơi cứng, không có cục u hoặc sưng tấy. Đầu và
sau của mỗi tinh hoàn phải có một phần giống dạng ống gọi là mào tinh hoàn -
nơi chứa tinh trùng.
Lưu ý hai bên tinh
hoàn có sự khác biệt về kích thước nhưng không nhiều, do vậy bạn cũng không nên
quá lo lắng về điều này. Nếu cảm thấy không ổn, hãy đến gặp ngay các bác sĩ
chuyên khoa.
Nhóm Admin ST