Người bệnh cần tránh chậm trễ trong quá trình khám chữa bệnh, khiến bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Bởi điều này có thể gây ra nhiều khó khăn và làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều rủi ro không mong muốn.
Hiện nay, trong các nguyên nhân vi sinh vật gây bệnh ở người, nhiễm trùng do các vi nấm ngày càng gặp nhiều hơn, trong đó nhiễm nấm Candida một trong những nhiễm trùng khá phổ biến.
Nấm Candida gây bệnh nhiều cơ quan, hay gặp nhất là tổn thương da, niêm mạc và bộ phận sinh dục. Thông thường, nấm candida sẽ sống cân bằng với các vi sinh vật khác trên cơ thể mà không gây tác hại gì. Tuy nhiên, khi gặp các điều kiện thuận lợi, nấm candida sẽ có cơ hội phát triển mạnh và gây bệnh.
Nhiễm nấm Candida trong âm đạo được gọi là viêm âm đạo do nấm (nấm âm đạo) là bệnh lý khá phổ biến ở nữ giới. Theo thống kê có khoảng 75% chị em trên thế giới có thể bị mắc bệnh này ít nhất 1 lần trong đời, nhất là đối với trường hợp nữ giới đã lập gia đình. Vậy daấu hiệu nhận biết bệnh nấm âm đạo là gì và cách điều trị thế nào? Hãy cùng tìm tìm hiểu qua thông tin của bài viết dưới đây nhé.

1. Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm nấm Candida âm đạo
Việc phát hiện các triệu chứng bệnh lý khi tình trạng nhiễm trùng nấm men còn ở giai đoạn đầu sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. Các dấu hiệu nhận biết bệnh nấm Candida có thể khác nhau tùy thuộc vào vùng bị nhiễm và mức độ nhiễm. Do đó, bạn có thể lưu ý một số đặc điểm nhiễm nấm Candida vùng kín sau đây:
- Ngứa ở bên trong và xung quanh vùng da bên ngoài âm đạo. Có thể xuất hiện các nốt đỏ hoặc trắng và gây ngứa dữ dội. Bệnh nhân thường gãi khiến cho nấm lan rộng tới hậu môn, bẹn
- Nóng rát âm đạo, vùng môi lớn có thể bị sưng tấy nếu bị viêm nhiễm nấm Candida ở vùng kín quá nặng.
- Khí hư vùng kín có màu vàng đậm hoặc trắng đục vón cục như bã đậu, hoặc đóng thành từng mảng, và có mùi hôi
- Khi quan hệ có cảm giác bị đau đớn, khó khăn
- Đi tiểu khó, tiểu nhiều
Lưu ý khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị nấm Candida âm đạo, nam giới có thể cũng sẽ bị viêm quy đầu với các dấu hiệu như đỏ, ngứa, và xuất hiện chất nhầy trắng. Sau vài phút hoặc vài giờ sau khi giao hợp, bệnh sẽ xảy ra. Sau khi được vệ sinh, rửa sạch bệnh thường sẽ tự khỏi.

2. Nguyên nhân nhiễm nấm Candida âm đạo?
Bệnh viêm âm đạo do nấm rất thường gặp ở phụ nữ, nó chỉ đứng sau viêm âm đạo do vi khuẩn. Trên 60% phụ nữ mắc bệnh này ít nhất 1 lần trong đời. Do việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh nên bệnh càng ngày càng có xu hướng tăng lên bởi đây là điều kiện thuận lợi để nấm xâm nhập vào cơ thể.
Một số nguyên nhân khiến phụ nữ bị nhiễm nấm Candida âm đạo như:
- Vệ sinh cơ thể kém
- Mặc quần áo chật, không thoát mồ hôi hay đồ lót ẩm ướt, không thoáng khí
- Hệ miễn dịch cơ thể kém
- Phụ nữ trong thời gian mang thai
- Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường
- Bệnh nhân đang điều trị ung thư (hóa trị hoặc xạ trị)
- Bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS.
3. Phương pháp điều trị Nấm âm đạo.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm nấm, tổn thương thực thể và mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét, đề ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị nhiễm nấm Candida là sớm thăm khám, chẩn đoán xác định và áp dụng các phương pháp chữa bệnh phù hợp.
Người bệnh cần tránh chậm trễ trong quá trình khám chữa bệnh, khiến bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Bởi điều này có thể gây ra nhiều khó khăn và làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều rủi ro không mong muốn.
Đối với những trường hợp nhiễm nấm Candida âm đạo, phương pháp điều trị thường là sử dụng thuốc uống, thuốc đặt và thuốc dùng ngoài.
3.1. Dùng thuốc đặt điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo
Thuốc đặt là nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị nhiễm nấm Candida vùng kín. Bởi các hoạt chất được tìm thấy trong nhóm thuốc này thường phát huy tác dụng diệt nấm tương đối nhanh. Vì thế việc sử dụng thuốc đặt sẽ giúp bạn ức chế sự phát triển, các hoạt động và tiêu diệt vi nấm trong âm đạo.
3.2. Chữa nhiễm nấm Candida vùng kín bằng thuốc uống
Đối với những trường hợp nghiêm trọng, nấm Candida phát triển nhanh, hoạt động mạnh và có khả năng lan rộng sang nhiều bộ phận khác của cơ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc kháng nấm và một số loại thuốc đường uống phù hợp khác.
Việc sử dụng thuốc kháng nấm sẽ giúp bạn ức chế hoạt động gây viêm, phòng ngừa sự phát triển và lan rộng của các loại nấm. Đồng thời tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng ngừa phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
3.3. Thuốc dùng ngoài cải thiện triệu chứng viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida
Thuốc dùng ngoài thường được sử dụng với mục đích kiểm soát và làm giảm tình trạng ngứa ngáy, giảm đau, khó chịu và hỗ trợ điều trị viêm. Bên cạnh đó việc sử dụng loại thuốc này còn giúp bạn ngăn ngừa sự phát triển và hoạt động gây viêm của nấm Candida, phòng ngừa nấm lây lan và sinh bệnh phía ngoài vùng kín.
• Lưu ý an toàn:
Những loại thuốc nêu trên không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Nhóm đối tượng này cần có phác đồ điều trị chuyên biệt.
Thuốc đặt âm đạo có khả năng phát sinh nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là khi sử dụng thuốc với liều cao hoặc dùng thuốc không đúng cách. Vì thế nếu nhận thấy vùng kín phát sinh một số dấu hiệu bất thường, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định một loại thuốc điều trị thích hợp hơn.
Tương tự như thuốc đặt âm đạo, nhóm thuốc uống cũng có khả năng làm tăng nguy cơ phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn. Sử dụng thận trọng ở những người có tiền sử mắc bệnh tim, bị suy gan hoặc suy thận nặng, thiếu máu cục bộ.
Ngưng dùng thuốc khi phát sinh tác dụng phụ liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra bạn cần tránh mang thai trong và sau hai tháng dùng thuốc.
Muốn điều trị khỏi bệnh nấm Candida âm đạo ở phụ nữ, cần điều trị cho cả vợ và chồng vì trong quá trình giao hợp, vi khuẩn nấm sẽ đọng lại ở bao quy đầu và đây chính là nguyên nhân khiến cho người vợ dễ bị tái phát nhiều lần.
Khi bị nhiễm nấm Candida âm đạo, bệnh nhân không thể tự khỏi hoàn toàn được nếu không được dùng thuốc đặc trị bởi bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để dùng vì như vậy sẽ bị nhờn thuốc và bệnh sẽ càng khó chữa trị dứt điểm hơn.
Để chữa khỏi bệnh nấm Candida âm đạo, chị em cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần và có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Để tự bảo vệ bản thân khỏi các bệnh viêm nhiễm ở âm đạo, chị em phụ nữ nên chủ động khám, sàng lọc bệnh khi thấy vùng kín có dấu hiệu bất thường. Gói khám phụ khoa dịch vụ yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng sẽ giúp giải quyết những nỗi lo này của phụ nữ. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các bệnh lý viêm nhiễm, từ đó đưa ra các biện pháp điều trị hiệu quả, ít tốn kém.
Khi đăng ký Gói khám phụ khoa dịch vụ yêu cầu VIP 1 khách hàng sẽ được:
- Khám chuyên khoa Phụ khoa theo lịch hẹn, yêu cầu bác sĩ
- Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo
- Soi cổ tử cung
- Các xét nghiệm như: vi khuẩn nhuộm soi (dịch âm đạo nữ)
- Tầm soát ung thư (PAP+HPV)
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 19002240 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn, nhận kết quả tại nhà nhanh chóng.
Nhóm Admin