Mang thai sinh con là thiên chức thiêng liêng cao cả của người phụ nữ. Cả quá trình thai kỳ cả mẹ và bé phải trải qua nhiều khó khăn trong đó có nhiều loại bệnh lý có thể gặp khi mang thai mà mẹ cần hết sức lưu ý, trong đó có bệnh viêm nhiễm phụ khoa, điển hình là viêm âm đạo.
Viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai không? Vậy dưới góc nhìn của bác sĩ Sản phụ khoa về vấn đề này như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân dẫn tới viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai?
Viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai, lý do là khi mang thai nồng độ hormone nội tiết tố thay đổi, sức đề kháng suy giảm quá mức. Cùng với đó là khi mang thai, mẹ bầu sẽ có dấu hiệu khí hư sinh lý xuất hiện nhiều mà nếu như không chú ý vệ sinh sạch sẽ sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn, tạp trùng...xâm nhập gây viêm âm đạo. Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai có quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ với chồng mắc bệnh viêm nhiễm nam khoa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh xâm nhập gây viêm nhiễm âm đạo.
2. Viêm âm đạo ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Viêm phụ khoa nói chung và bệnh viêm âm đạo khi mang thai nói riêng đều “tiềm ẩn” rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Nhất là khi chị em không chữa trị kịp thời, đúng cách.
Ảnh hưởng đến mẹ bầu:
Trường hợp mẹ bầu bị viêm âm đạo nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản về sau, cụ thể:
- Viêm âm đạo được xem là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Số liệu thống kê nhận thấy, ung thư cổ tử cung là căn bệnh thứ 2 trong những bệnh ung thư ở phụ nữ và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị sớm.
- Viêm âm đạo đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu ở vùng kín. Tình trạng này khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, lo lắng dẫn đến thai nhi không được bổ sung các dưỡng chất cần thiết.
- Viêm, nhiễm nấm âm đạo trong thai kì gây nhiều biến chứng nguy hiểm: viêm vùng chậu, viêm tử cung…. gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ, sinh nở.
Một lưu ý quan trọng: Nếu phụ nữ bị viêm âm đạo do mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai hay bệnh lậu… có thể truyền bệnh thông qua dây rốn hay đường sinh thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi; cần được điều trị dứt điểm
Ảnh hưởng đến thai nhi
Các tác nhân gây viêm âm đạo như nấm men, trùng roi, hại khuẩn… đều có khả năng lây lan. Do đó, khi mẹ bầu bị viêm âm đạo có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở thai nhi. Cụ thể, trẻ khi sinh ra có thể đối mặt với những nguy cơ sau:
- Nấm, vi khuẩn phát triển nhanh gây viêm màng ối, thậm chí và vỡ ối, dẫn đến trẻ dễ bị sinh non, hoặc sinh ra còi cọc, suy dinh dưỡng
- Viêm âm đạo nặng, không được chữa trị đúng cách. Nếu sinh thường (qua âm đạo) thì nấm, vi khuẩn tấn công sang mũi, mắt, miệng của thai nhi… gây các bệnh liên quan như viêm da, viêm phổi, tưa miệng, viêm kết mạc…
- Trẻ được sinh ra từ cơ thể mẹ bị viêm âm đạo thường có sức đề kháng yếu hơn so với các trẻ khác
- Nếu viêm âm đạo do liên cầu khuẩn (streptococcus) nhóm B có thể phát sinh các biến chứng nặng ở trẻ sơ sinh. Vi khuẩn có thể tấn công sâu và gây viêm màng ối, dẫn đến tăng nguy cơ sinh non, lây nấm và tác nhân gây bệnh cho thai nhi.Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
3. Các biện pháp chăm sóc bà bầu khi bị viêm âm đạo
Trong trường hợp bị viêm âm đạo khi mang thai, chị em cần tích cực trong việc điều trị và áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách để làm giảm thiểu bệnh lý ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và thai nhi. Cụ thể:
- Thăm khám phụ khoa thường xuyên tại những cơ sở y tế uy tín để sớm nhận thấy các biểu hiện bất thường và chủ động trong việc khắc phục bệnh, hạn chế ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
- Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.
- Trong quá trình điều trị viêm âm đạo khi mang thai, chị em cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin để hỗ trợ quá trình chữa trị cũng như cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Bên cạnh đó, cẩn uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.
Nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo là do vệ sinh vùng kín không đúng cách. Do đó, chị em cần chú ý vệ sinh và chăm sóc vùng kín đúng cách. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn sử dụng nước rửa phụ khoa phù hợp, thường xuyên giặt quần lót và phơi ở nơi nhiều nắng. Chọn mặc đồ lót vừa vặn, có chất liệu thấm hút tốt
Tránh các sản phẩm chăm sóc vùng kín chứa các chất tẩy rửa, chất tạo bọt gây khô rát âm đạo, mất cân bằng độ pH tự nhiên của môi trường âm đạo và khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm âm đạo ảnh hưởng đến thai nhi?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh lý, chị em cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng hiện đang triển khai các gói khám phụ khoa dịch vụ.
Khi đăng ký Gói khám phụ khoa dịch vụ yêu cầu VIP 1 khách hàng sẽ được:
- Khám chuyên khoa Phụ khoa theo lịch hẹn, yêu cầu bác sĩ
- Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo
- Soi cổ tử cung
- Các xét nghiệm như: vi khuẩn nhuộm soi (dịch âm đạo nữ)
- Tầm soát ung thư (PAP+HPV)
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 19002240 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn, nhận kết quả tại nhà nhanh chóng.