Thai lưu là tình trạng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ. Dấu hiệu thai lưu thường không rõ ràng ở giai đoạn sớm do mẹ bầu chưa theo dõi được tình trạng thai máy.
1. Thai lưu là gì?
Thai lưu là thai
chết trước thời điểm sinh, ngừng phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ và
trước thời điểm chuyển dạ và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Quá trình đẻ
của tha lưu cũng tương tự các ca bình thường nhưng thời gian chuyển dạ thường
dài hơn và ra máu nhiều hơn. Thai chết lưu được phân loại theo số tuần mang thai:
- Từ 20 – 27 tuần: thai chết lưu sớm
- Từ 28 – 36 tuần: thai chết lưu muộn
- Sau 37 tuần: thai chết lưu đủ tháng
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
2. Nguyên
nhân thai chết lưu
Nguyên
nhân thai chết lưu có thể khác nhau dựa vào tuổi thai và các yếu tố nguy cơ
tiềm ẩn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến
Bất thường
nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh
Những bất
thường về nhiễm sắc thể như rối loạn nhiễm sắc thể, đột biến nhiễm sắc thể... và
dị tật bẩm sinh như não úng thủy, phù nhau thai... ở thai nhi là nguyên nhân
hàng đầu gây ra tình trạng thai chết lưu. Rối loạn nhiễm sắc thể thường do di
truyền từ bố mẹ hoặc do đột biến gene trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng
và phát triển của phôi, dễ khiến thai dưới 3 tháng tuổi bị chết lưu. Trong
trường hợp mang đa thai, khi các thai truyền máu cho nhau, thai cho máu dễ bị
chết lưu.
Bất thường
về dây rốn
Tai nạn về
dây rốn trong thai kỳ rất hiếm khi xảy ra, nhưng đây lại là hiện tượng vô cùng
nguy hiểm đối sự sống của thai nhi. Mọi bất thường về dây rốn như dây rốn thắt
nút, xoắn quá mức, dây rốn quấn quá chặt vào cổ em bé, dây rốn ngắn tuyệt đối,
bị chèn ép, quấn thân, quấn chi... đều có thể khiến thai lưu.
Mẹ mắc một
số bệnh lý
Người mẹ
mắc các bệnh trước hoặc trong thời kỳ mang thai như suy gan, viêm thận, bệnh
tim, tăng huyết áp thai kỳ, rối loạn đông máu, lupus ban đỏ, đái tháo đường,
thừa cân béo phì... cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ thai chết lưu.
Nhiễm
trùng
Nếu thai phụ mắc một số bệnh nhiễm trùng do vi
khuẩn và virus, bao gồm cả nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI),
nguy cơ thai bị chết lưu sẽ tăng lên. Khoảng 13%
trường hợp thai chết lưu là do thai phụ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Các biến chứng sản khoa
Rau bong non là tình trạng rau thai đột ngột
tách ra khỏi thành tử cung khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Đây là tai biến sản
khoa nguy hiểm có thể biến chứng thành sảy thai, thai lưu hoặc sinh non.
Các biến chứng sản khoa khác như đa thai, cạn ối, dư ối… cũng được cho là những
yếu tố nguy cơ dẫn đến thai chết lưu.
Dị dạng tử cung
Tử cung của người mẹ bị dị dạng như
tử cung nhi tính, tử cung kém phát triển... khiến thai nhi bị nuôi dưỡng kém, không
được cung cấp đầy đủ oxi hoặc dinh dưỡng dẫn đến chết lưu.
Bên cạnh đó việc thai phụ thường
xuyên lao động vất vả, dinh dưỡng kém, lạm dụng thuốc lá, rượu bia hoặc sử dụng
một số loại thuốc kích thích trong thai kỳ thì lưu cơ bị thai lưu cao hơn những
thai phụ khác.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
3. Sự nguy hiểm của thai lưu
Thường quá trình đẩy thai chết lưu ra ngoài diễn ra
tương tự ca sinh thông thường, tuy nhiên có một số triệu chứng khác như:
- Thời gian dọa sảy và
chuyển dạ đẩy thai thường dài hơn.
- Ra máu âm đạo nhiều
hơn, có thể cần can thiệp cầm máu hoặc truyền máu để tránh ảnh hưởng đến sức
khỏe của sản phụ.
- Những cơn co bóp dạ
con thường gây đau đớn hơn, kéo dài cho tới khi cổ tử cung mở hết cỡ để thai có
thể chui qua.
Chuyển dạ sinh thai chết lưu nếu được theo dõi
y tế thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên, nguy hiểm
nhất là trường hợp thai chết lưu nhưng thai phụ không có dấu hiệu chuyển dạ, vì
qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm
trọng, rối loạn đông máu đe dọa đến tính mạng người mẹ.
Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất,
thai chết lưu và quá trình lấy thai chết lưu còn làm tổn thương sâu sắc đến
tinh thần của người phụ nữ và gia đình, đặc biệt là các cặp đôi hiếm muộn. Vì
thế, việc xác định nguyên nhân giúp mẹ phục hồi tinh thần phần nào và đảm bảo lần
mang thai sau trọn vẹn, an toàn hơn.
Nhóm Admin ST