Ung thư nội mạc tử cung đang ngày càng gia tăng và là loại ung thư phổ biến ở nữ giới độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh.
1. Ung thư nội mạc tử cung là gì?
Ung thư nội mạc tử cung bắt nguồn từ lớp tế bào tạo nên đường giữa của tử cung, được gọi là nội mạc tử cung. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản nữ. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến hơn trong độ tuổi 45 - 75 tuổi, và đang có xu hướng trẻ hóa dần.
Bệnh thường gặp hơn ở những đối tượng thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, hay dùng các sản phẩm có chứa hormone estrogen.
Ung thư nội mạc tử cung có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm nhưng nếu bệnh ở giai đoạn muộn có thể theo đường máu hoặc bạch huyết di căn đến hạch bạch huyết hay các cơ quan xa khác như phổi, gan, não, xương… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và sức khỏe chị em phụ nữ.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
2. Triệu chứng
- Chảy máu âm đạo bất thường, một trong những dấu hiệu thường gặp của ung thư tử cung, thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh.
- Kinh nguyệt ra nhiều, thời gian hành kinh dài hơn hoặc ra máu giữa các kỳ kinh nguyệt.
- Tiết dịch âm đạo bất thường, lượng nhiều, có mùi khó chịu
- Đau vùng chậu thường xuyên, đau khi quan hệ
- Giảm cân đột ngột không rõ lý do, kèm theo các triệu chứng phụ khoa khác
- Tiểu tiện thường xuyên hơn, tiểu buốt, xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc trong phân
3. Nguyên nhân
- Nồng độ nội tiết tố không đồng đều có thể khiến nội mạc tử cung trở nên quá dày và biến đổi xấu.
- Rối loạn kinh nguyệt cũng là một trong những căn nguyên của ung thư nội mạc tử cung. Chị em có kinh nguyệt lần đầu quá sớm hoặc quá muộn sẽ dễ mắc bệnh hơn.
- Thừa cân béo phì: Những người thích ăn dầu mỡ béo có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người có chế độ ăn uống lành mạnh, chú trọng bổ sung rau xanh và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày. Khi chỉ số cơ thể BMI tăng, nguy cơ ung thư cũng tăng.
- Bệnh tiểu đường, cao huyết áp ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, làm tăng nồng độ estrogen. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc buồng trứng đa nang, tăng sinh nội mạc tử cung,...
- Yếu tố di truyền: Gia đình bạn có người mắc ung thư nội mạc tử cung, rất có thể bạn cũng là đối tượng mắc bệnh.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
4. Các giai đoạn phát triển của bệnh
Khối u biệt hóa cao với đặc tính phát triển nhanh và xâm lấn mạnh sang những bộ phận khác của cơ thể.
- Giai đoạn 0: tế bào ung thư vẫn còn ở tại chỗ, nghĩa là trên bề mặt của đường giữa tử cung.
- Giai đoạn 1: ung thư đi ra khoảng đường giữa và tới lớp nội mạc tử cung hoặc có thể tới lớp cơ tử cung.
- Giai đoạn 2: ung thư đi tới cổ tử cung.
- Giai đoạn 3: ung thư đi ra khỏi tử cung để tới các mô xung quanh, bao gồm âm đạo hoặc 01 hạch lympho.
- Giai đoạn 4: ung thư xâm lấn tới bàng quang hoặc ruột non, và có thể tới những vùng khác chẳng hạn như xương, gan hoặc phổi.
Khi mà ung thư nội mạc tử cung phát triển từ lớp nội mạc tới những bộ phận khác của cơ thể chẳng hạn như có khối u mới ở phổi mà khối u mới này không phải ung thư tại phổi thì được gọi là ung thư nội mạc tử cung di căn.
5. Điều trị
Ung thư nội mạc tử cung thường được điều trị bằng phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, cả cổ tử cung, tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng đều được cắt bỏ. Các hạch bạch huyết và các mô khác cũng có thể bị loại bỏ. Các mẫu bệnh phẩm này sau đó sẽ được đưa đi làm xét nghiệm để xem chúng có chứa ung thư hay không.
Nhóm Admin ST