Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi về hormone khiến da mặt mẹ có thể trở nên khô hoặc nhờn hơn so với bình thường. Điều này khiến đa số các bà mẹ đều lo lắng. Tuy nhiên, nếu biết chăm sóc da đúng cách sẽ giúp thai phụ luôn tươi trẻ và có một thai kỳ khỏe mạnh. Vậy khi mang thai có những cách dưỡng da nào? Mẹ bầu cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Những thay đổi phổ biến ở da khi mang thai
- Núm vú trở nên sẫm màu
hơn.
- Melasma - đường sọc
nâu chạy từ rốn dọc tới gần vùng kín. má, mũi và trán..
- Linea nigra- đường sọc
nâu chạy từ rốn dọc tới gần vùng kín
- Vết rạn da.
- Mụn trứng cá.
- Tĩnh mạch mạng nhện.
- Suy tĩnh mạch.
- Tăng trưởng móng tay
và tóc.
2. Da thay đổi trong thai kỳ do yếu tố nào?
Khi mang thai, phần lớn các hormone thai kỳ hoạt động mạnh sẽ
khiến lỗ chân lông của bạn tiết ra dầu thừa. Điều này làm cho bạn dễ bị phát
ban nhiệt và xuất hiện các vết đổi màu trên da. Bao gồm da mặt, chân, lòng bàn
tay và lòng bàn chân.
Thêm vào đó là khả năng miễn dịch bị suy giảm một
phần của mẹ bầu để bảo vệ em bé. Đồng thời, các mạch máu giãn nở làm cho thai
phụ rất dễ bị viêm bề mặt da. Nội tiết tố đặc biệt gây ra một loại phát ban đặc
biệt khó chịu trên da. Nó được gọi là PUPPP (các mảng và sẩn mẩn ngứa khi mang
thai). Hoặc các vết rạn da trên cơ thể.
2.1. Nám và tàn nhang
Nám và tàn nhang được
gây ra bởi sự gia tăng các hắc tố melanin - một chất tự nhiên quyết định màu da
và tóc cho con người. Các nốt nám và tàn nhang thường tự mờ dần sau khi bạn
sinh con. Tuy nhiên, một số phụ nữ có tình trạng nám và tàn nhang nặng hơn có
thể kéo dài trong nhiều năm mà không thể mờ đi. Để giúp ngăn ngừa nám và tàn
nhang trở nên tồi tệ hơn, hãy bôi kem chống nắng (chứa khoáng chất), mặc áo chống
nắng và đội mũ rộng vành mỗi ngày khi bạn ở bên ngoài.
2.2. Rạn da
Tình trạng rạn da thường
xuất hiện khi trọng lượng cơ thể của người mẹ phát triển nhanh trong thai kỳ.
Các vết rạn da thường có màu đỏ. Đến kỳ tam cá nguyệt thứ ba, nhiều bà bầu thường
có vết rạn ở bụng, mông, ngực hoặc đùi. Để giúp làm mờ các vết rạn da và giữ
cho làn da luôn mềm mại, bà bầu nên lựa chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho mình
và dùng thường xuyên. Hầu hết các vết rạn da sẽ mờ dần sau khi sinh em bé,
nhưng chúng không thể biến mất hoàn toàn.
2.3. Mụn trứng cá
Nhiều chị em khi mang
thai bị mụn trứng cá, hãy thực hiện theo các bước sau để làn da của mình được cải
thiện:
- Rửa mặt hai lần/ngày với
sữa rửa mặt có độ PH dịu nhẹ, chiết xuất tự nhiên, ít tạo bọt và nên rửa với nước
ấm.
- Tránh nặn mụn bởi da trong thời kỳ mang thai cực kỳ nhạy cảm
có thể bị nhiễm trùng
- Nên chọn mỹ phẩm không
chứa dầu.
- Nếu tóc tiết nhiều
dầu, hãy gội đầu mỗi ngày và cố gắng giữ cho tóc không chạm vào da mặt thường
xuyên.
- Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A, ít đường và chất béo sẽ giúp mẹ điều
trị mụn một cách hiệu quả.
2.4. Tĩnh mạch mạng nhện
Sự thay đổi nội tiết tố và lượng máu cao hơn
trong cơ thể khi mang thai dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch và hình thành nên
các tĩnh mạch mạng nhện xuất hiện trên mặt, cổ và cánh tay. Triệu chứng này sẽ
mờ dần sau khi sinh em bé.
Trọng lượng và áp lực của tử cung có thể làm giảm
lưu lượng máu từ phần dưới cơ thể của người mẹ và làm cho các tĩnh mạch ở chân
bị sưng và đau. Điều này gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch cũng
có thể xuất hiện ở âm hộ và trực tràng gây ra bệnh trĩ. Loại bệnh này gây mất
thẩm mỹ, tuy nhiên nó sẽ biến mất sau khi sinh.
Để giảm sưng đau và ngăn ngừa giãn tĩnh mạch trở
nên tồi tệ hơn, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:
- Hạn chế đứng hoặc ngồi
quá lâu, thường xuyên đi lại giúp lưu thông máu
- Tuyệt đối không bắt
chéo chân khi ngồi trong thời gian
- Khi ngồi, nên kê cao
chân bằng ghế hoặc bệ đỡ
- Tập thể dục thường
xuyên, đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp
- Tránh táo bón bằng
cách ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước
3. Các bước chăm sóc da
mặt giúp mẹ bầu có làn da khỏe đẹp trong suốt thai kỳ.
3.1. Kem chống nắng
Khi ra ngoài mẹ bầu
nên sử dụng kem chống nắng, vì đây là lớp bảo vệ cần thiết giúp mẹ bầu phòng
tránh nguy cơ bị nám và thâm da.
Khi chọn kem chống
nắng, mẹ nên:
- Chọn loại có chỉ số
SPF ít nhất từ 30 trở nên, tránh kem chống nắng có thành phần của oxybenzone.
- Bôi kem 2 – 3 tiếng/lần
hoặc nhiều hơn nếu mẹ phải ở ngoài trời thường xuyên và tiếp xúc với nắng nhiều
- Không nên sử dụng kem
chống nắng dạng Spay, tránh loại non-nano
- Nên chọn kem chống
nắng oil-free giúp làn da trong thời kỳ mang thai không trở nên quá sạm và
nhiều mụn
3.2. Tẩy trang trước khi đi
ngủ
Dù không sử dụng mỹ
phẩm nhiều mà chỉ sử dụng kem chống nắng, mẹ bầu cũng vẫn nên tẩy trang trước
khi đi ngủ. Để da sạch dầu cũng như hóa chất không cần thiết và có thời gian
phục hồi vào ban đêm tốt hơn.
3.3. Rửa mặt
Nên chọn sữa rửa mặt
có thành phần thiên nhiên như nha đam, yến mạch, tinh dầu hạnh nhân,...
Chọn sữa rửa mặt có
tác dụng làm sạch, không cần loại sữa có đặc tính trị mụn hay làm trắng vì thường
chứa thành phần gây kích ứng da cũng như gây hại cho thai nhi.
3.4. Dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm bằng toner không
chứa cồn giúp cung cấp đủ độ ẩm cần thiết, mang lại làn da khỏe mạnh và tránh
được hiện tượng nám.
3.5. Đắp mặt nạ
Đắp mặt nạ thiên nhiên
2 – 3 lần/tuần. Mẹ có thể thử một số mặt nạ đơn giản lại hiệu quả như:
+ Mặt nạ lô hội (nha đam):
Nha đam tươi bỏ vỏ, cắt thành lát mỏng, đắp lên mặt từ 3-5 phút. Sau đó rửa
sạch bằng nước ấm và massage nhẹ nhàng
+ Mặt nạ mật ong + lòng
đỏ trứng gà: 2 thìa mật ong trộn cùng lòng đỏ trứng gà ta, thoa đều lên mặt giữ
trong khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm, massage nhẹ nhàng
+ Mặt nạ nghệ + sữa tươi
+ mật ong: 3 thìa sữa tươi + 2 thìa mật ong + 1 thìa tinh bột nghệ trộn đều,
thoa lên mặt giữ trong 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
3.6. Bôi kem dưỡng ẩm
Mẹ có làn da khô, nên
sử dụng kem dưỡng có độ đặc. Các mẹ có làn da nhiều dầu và đang bị mụn nên dùng
kem dưỡng loại lỏng hoặc serum sẽ tránh tình trạng da bị bít.
Nhóm Admin ST
x
Từ Điển ABC
Không tìm thấy kết quả tương ứng.
Xem thêm >>