Chửa trứng là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to, nhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như trứng ếch. Tỉ lệ mắc phải thai trứng ở phụ nữ khoảng 0,1%.
1. Chửa trứng (Thai
trứng) là gì?
Chửa trứng là tình trạng
bệnh lý của rau thai. Trong đó một phần hay toàn
bộ bánh rau bị thoái hóa thành những túi chứa đầy dịch, dính vào nhau thành
chùm giống như chùm nho chiếm toàn bộ diện tích tử cung lấn át sự phát triển
của bào thai.
Chửa
trứng đa số là lành tính nhưng nếu không theo dõi và điều trị đúng thì những hệ
luỵ của nó là khó lường vì có khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng có thể gây biến
chứng nguy hiểm thậm chí ác tính là ung thư tế bào nuôi.
2. Phân loại chửa trứng
- Chửa trứng chia làm 2 loại:
+ Chửa trứng hoàn toàn: Không có tổ chức thai nhi, các gai rau phình to, mạch máu
lông rau biến mất, lớp tế bào nuôi tăng sinh mạnh.
+ Chửa trứng bán phần: Có thai nhi hay 1 phần thai nhi, phần lớn gai rau biến
thành túi nước, còn 1 phần gai rau bình thường.
- Chửa trứng cũng có thể được phân biệt dựa vào tính
chất:
+ Chửa trứng lành tính: Lớp hợp bào ko bị phá vỡ, lớp
đơn bào ko ăn vào cơ tử cung.
+ Chửa trứng ác tính (chửa trứng xâm nhập): Lớp hợp bào mỏng đi và có từng vùng
bị phá vỡ. Lớp đơn bào ở trong xâm lấn ra ngoài tràn vào niêm mạc tử cung, ăn
sâu vào lớp cơ tử cung, có khi ăn thủng lớp cơ tử cung gây chảy máu trong ổ
bụng.
3. Nguyên nhân gây chửa trứng
Chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra chửa trứng, điều
này có thể xảy ra với bất kì phụ nữ thuộc mọi dân tộc, lứa tuổi và điều kiện sống
khác nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến như:
- Sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh
đã dẫn đến những bất thường ở bộ nhiễm sắc thể. Khoảng 90% trường hợp thai
trứng bắt nguồn từ người cha và 10% từ người mẹ
- Thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi hoặc dưới 20 tuổi
- Phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần, hoặc có tiền sử thai
nghén lần đầu không bình thường, hoặc đã có những bất thường ở dạ tử cung, là 1
trong những yếu tố nguy cơ cao gây nên chửa trứng
- Thiếu dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ như
thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, acid folic, vitamin
A... Do đó, tỉ lệ mắc ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.
4. Dấu hiệu nhận biết chửa trứng
Trong những tuần đầu, chửa trứng có thể biểu hiện
giống như thai kì bình thường. Nhưng
sau đó, hầu hết thai trứng gây ra những triệu chứng rất đặc biệt, bao gồm:
- Triệu chứng cơ năng
+ Người bệnh có hiện tượng chậm kinh.
+ Rong huyết: Đây là triệu chứng quan trọng đầu tiên, chiếm trên 90% trường hợp chửa trứng.
Máu ra ở âm đạo tự nhiên, máu sẫm đen hoặc đỏ loãng, ra kéo dài.
+ Nghén nặng: Gặp trong 25-30% các trường hợp, biểu hiện
nôn nhiều, đôi khi phù, có protein niệu.
+ Bụng to nhanh.
+ Không thấy thai máy.
- Triệu chứng thực thể
+ Toàn thân mệt mỏi, biểu hiện thiếu máu. Có thể nhiễm
độc thai nghén. Đôi khi có vàng da, nước tiểu vàng.
+ Tử cung mềm, kích thước tử cung lớn hơn tuổi thai (trừ
trường hợp chửa trứng thoái triển).
+ Không sờ được phần thai.
+ Không nghe được tim thai.
+ Nang hoàng tuyến xuất hiện trong 25-50%, thường gặp cả
2 bên.
+ Khám âm đạo có thể thấy nhân di căn âm đạo, to bằng
đầu ngón tay, màu tím sẫm, thường ở thành trước, dễ vỡ gây chảy máu
+ Có thể có dấu hiệu tiền sản giật (10%)
+ Có thể có triệu chứng cường giáp (10%):
Nhịp tim nhanh, da nóng ẩm, run tay, tuyến giáp to
5. Chửa trứng có nguy hiểm không?
- Băng huyết: Do trứng bị sảy gây băng huyết, nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.
- Xâm lấn gây thủng tử cung: Do trứng ăn sâu vào cơ tử cung, làm thủng lớp cơ tử
cung, gây chảy máu ổ bụng.
- Ung thư: Ung thư tế bào nuôi xâm nhập sang cơ thể mẹ
qua đường máu di căn đến bộ phận xa. Đây còn gọi là hiện tượng ung thư mô trung
sản, chiếm khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng.
Ung thư nguyên bào nuôi thường xâm lấn sâu vào lớp cơ
tử cung gây hoại tử chảy máu và di căn xa đến các phủ tạng khác của cơ thể như
gan, phổi, não, làm việc điều trị rất khó khăn.
6. Làm thế nào phát hiện sớm chửa trứng?
Cách an toàn và nhanh nhất để phát
hiện chửa trứng là đi khám thai định kì tại cơ sở y tế tin cậy theo khuyến cáo
và khi có bất kì triệu chứng bất thường nào.
Chửa trứng có thể được phát hiện
thông qua Chẩn đoán hình ảnh và Xét nghiệm:
- Chẩn đoán
hình ảnh: Với siêu âm, có thể chẩn đoán chửa trứng có thể được phát
hiện rất sớm và dễ dàng, thường ở thai < 9 tuần.
Trên siêu âm thấy hình ảnh tuyết rơi hoặc lỗ chỗ như
tổ ong, có thể thấy nang hoàng tuyến hai bên, không thấy phôi thai (chửa trứng
toàn phần). Trong chửa trứng bán phần thì khó phân biệt hơn với thai lưu, có
thể thấy một phần bánh rau bất thường.
Thực hiện các xét nghiệm
- Định lượng Beta-hCG: Là xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán và theo dõi chửa
trứng. Lượng E-hCG tăng cao trên 100.000 mUI/ml
- Định lượng estrogen: Trong nước tiểu estrogen dưới dạng các estrone,
estradiol hay estriol đều thấp hơn trong thai thường, do sự rối loạn chế tiết
của rau và do không có sự biến đổi estradiol và estriol xảy ra ở tuyến thượng
thận của thai nhi. Tuy nhiên, chỉ số này ít ý nghĩa và không sử dụng trong thực
tế vì sự khác biệt này chỉ thấy rõ khi tuổi thai từ 14 tuần trở lên.
- Định lượng HPL: (Human placental lactogen), thường cao trong thai
thường, nhưng rất thấp trong chửa trứng.
7. Điều trị chửa trứng
- Nạo hút thai trứng: Càng sớm càng tốt, để phòng sẩy
thai gây băng huyết. Trước khi nạo hút,
bác sĩ sẽ dùng thuốc làm mềm cổ tử cung. Sau đó, cổ tử cung được nong và đặt dụng
cụ để hút toàn bộ phần mô bất thường trong lòng tử cung. Với phương pháp
này nên tránh thai trong vòng 2 năm.
- Phẫu thuật cắt tử cung dự phòng: Đối với phụ nữ
trên 40 tuổi hoặc đã có đủ con không muốn có con nữa thì có thể áp dụng biện
pháp cắt toàn bộ tử cung mà không cần nạo trứng trước. Mục đích của cắt tử cung
là làm giảm nguy cơ biến chứng thành bệnh ung thư tế bào nuôi.
8. Chăm
sóc sau thực hiện thủ thuật
Sau khi chửa
trứng được loại bỏ, thai phụ sẽ cần xét nghiệm máu và theo dõi nhiều hơn. Điều
này cực kì quan trọng để đảm bảo rằng không có chi tiết nào còn sót lại trong
tử cung. Trong một số ít trường hợp, mô chửa trứng có thể tái phát và gây ra
một số loại ung thư. Bác sĩ cần kiểm tra mức độ hCG và kiểm tra siêu âm định kì
tối đa một năm sau khi điều trị. Ung thư từ một thai chửa trứng là rất hiếm.
Hầu hết đều có thể điều trị và có tỷ lệ sống sót lên tới 90%.
Trong thời gian theo dõi, bệnh nhân không được có
thai, chỉ sau hai năm theo dõi mà không thấy có biến chứng gì thì mới nên có
thai lại. Và lần có thai sau thời hạn hai năm này cũng phải được khám và theo
dõi chặt chẽ.
Nhóm Admin ST