Nứt đốt sống bẩm sinh là một trong những dị tật nguy hiểm nhất mà thai nhi có thể mắc phải trong trường hợp người mẹ thiếu axit folic. Vì lẽ đó các mẹ bầu cần tìm hiểu rõ vấn đề này trong thai kỳ để hạn chế tối thiểu nguy cơ con mắc phải các vấn đề về thần kinh. Đồng thời nên làm bộ xét nghiệm tổng quát để có thể bổ sung axit folic kịp thời.
Dị tật nứt đốt sống là một trong những dạng dị tật thường mắc phải của thai nhi. Trẻ bị nứt đốt sống trong thời gian thai nhi khi sinh ra thường mang theo khuyết tật này suốt cả cuộc đời, khuyết tật này cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh sống và hòa nhập cộng đồng của trẻ. Tuy nhiên nếu người mẹ được bổ xung axit folic hợp lý trong thời gian trước và sau khi mang thai thì sẽ ngăn chặn được nguy cơ mắc chứng bệnh này ở trẻ. Tật nứt đốt sống bẩm sinh còn do yếu tố di truyền : Khi cha hoặc mẹ bị vẹo cột sống bẩm sinh thì nguy cơ lây truyền cho con cái là rất cao do con bị ảnh hưởng bởi nguồn gen di truyền này.
Nứt đốt sống là một dị tật bẩm sinh (là một khuyết tật đặc biệt ở ống thần kinh) xảy ra trong giai đoạn đầu phát triển của thai nhi. Các ống thần kinh là khởi đầu của sự tạo thành não và tủy sống. Với tật nứt đốt sống, các ống thần kinh không thể phát triển tốt trong giai đoạn đầu để góp phần vào sự phát triển các bộ phận cơ thể.
Mặc dù chưa có thống kê cụ thể, nhưng tỷ lệ trẻ sinh ra mang dị tật nứt đốt sống tại Việt Nam Khá cao, khoảng 1/250 – 500 ca sinh. Nứt đốt sống là một dị tật ống thần kinh xảy ra do 1 vài đốt xương sống không khép kín trên tủy sống làm lộ tủy sống, màng và dịch não tủy dưới dạng 1 “túi thần kinh” mềm sẫm màu mọc ở trên lưng dọc theo cột sống. Túi này được phủ 1 lớp màng mỏng nên có thể bị rò rỉ làm thoát dịch não tủy ra ngoài. Nứt đốt sống được chia thành 2 dạng: nứt đốt sống dạng đóng là dạng nhẹ nhất, biểu hiện ở việc xuất hiện đám lông bất thường, hoặc có tình trạng tụ mỡ dưới da, một vết lõm hoặc vết chàm phía trên da vùng đốt sống bị nứt; nứt đốt sống dạng mở bao gồm 2 loại là thoát vị màng não và thoát vị màng não – tủy.
Người mẹ thiếu axit folic trước và trong thai kỳ, gia đình có tiền sử bị dị tật ống thần kinh, mẹ dùng 1 số loại thuốc khi mang thai, mẹ bị tiểu đường thai kì hoặc trong những tháng đầu mang thai, mẹ bị tăng nhiệt độ cơ thể do sốt cao, tắm hơi, tắm trong bồn nước nóng v.v… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật nứt đốt sống ở trẻ. Nứt đốt sống gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé như dễ bị nhiễm trùng, viêm màng não, co cơ, bị liệt, bàn chân bị khèo, khó kiểm soát đại tiểu tiện, não úng thủy, tổn thương não (dẫn đến mù, chậm trí, động kinh hoặc bại não), dị ứng chất latex (nhựa cao su) v.v…Trẻ sinh ra bị tật nứt đốt sống sẽ có nhiều cơ hội sống nếu được mổ sớm trong vòng 48 giờ sau sinh, kết hợp điều trị vật lý trị liệu, thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa v.v..
Nhóm Admin