Ngôi thai là một trong những yếu tố quyết định phương pháp sinh cho các mẹ bầu vượt cạn. Nếu không được theo dõi kỹ, ngôi thai bất thường khiến sản phụ “vượt cạn” khó khăn, có nguy cơ dẫn đến những tổn thương cho mẹ và thai nhi.
1. Ngôi thai là gì?
Ngôi thai là phần
trình diện thấp nhất của thai nhi trước khung chậu của mẹ đến ống dẫn sinh và
đi ra khỏi cơ thể mẹ đầu tiên. Tùy vào sự chuyển động của thai nhi mà vị
trí của ngôi thai nhi sẽ khác nhau.
Có hai dạng ngôi chính:
- Ngôi thai dọc gồm ngôi đầu và ngôi mông.
- Ngôi thai ngang
2. Các kiểu ngôi thai
2.1. Ngôi thai đầu
Ngôi đầu hay còn gọi là ngôi thai thuận, biểu hiện bằng việc thai nhi nằm xuôi theo trục dọc của tử cung,
đầu thai nhi hướng về phía âm hộ, mông thai nhi hướng về phía ngực mẹ. Khi mẹ bầu có thai nhi ngôi thuận thì việc sinh
nở sẽ dễ dàng hơn. Vì khi chuyển dạ thai nhi sẽ tạo áp lực lên buồng tử cung,
làm cho buồng tử cung mở rộng hơn. Từ đó xuất hiện các cơn co thắt tạo ra những
cơn rặn đẻ tự nhiên.
Tùy vào mức độ cúi hoặc
ngửa của đầu thai nhi, trong ngôi thai thuận còn được chia thành 4 dạng là:
Ngôi chỏm, ngôi thóp trước, ngôi trán và ngôi mặt.
2.2. Ngôi mông - ngôi ngược
Ở ngôi mông, thai nhi
có tư thế ngược lại với ngôi đầu. Vị trí đầu của bé hướng lên phía trên ngực, còn
mông của bé hướng về đáy khung chậu của mẹ, gây khó sinh. Ngôi mông là dạng
ngôi có thể đẻ đường dưới nhưng lại dễ mắc đầu hậu vì phần mông và chân của bé
sẽ đi ra ngoài cơ thể mẹ đầu tên, còn phần đầu sẽ ra sau. Ngôi thai mông có
nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và bé là rất cao, có thể gây tử vong với thai nhi
và tăng nguy cơ tai biến với mẹ.
Trong điều kiện có thể, bác sỹ sẽ cân nhắc
phương pháp ngoại xoay thai để giúp bé xoay ngược lại để đầu trình diện đầu
tiên. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện nếu tim thai bình thường.
Ngôi mông được phân thành 2 loại
- Ngôi mông hoàn toàn: Tức là mông và 2 chân
trình diện trước eo trên. Khi sinh phần mông của bé sẽ ra ngoài đầu tiên, bé ở
tư thế ngồi, đầu gối co lại, đùi gập vào trong. Đây là tư thế thường thấy nhất
của ngôi thai ngược.
- Ngôi mông không hoàn toàn (ngôi mông thiếu): với
3 kiểu là:
+ Kiểu mông: Khi chuyển
dạ phần mông sẽ ra trước, bé ở tư thế duỗi thẳng chân lên đầu.
+ Kiểu đầu gối và kiểu
bàn chân: Chân của bé sẽ ra trước do chân bé ở tư thế thấp hơn mông.
2.3. Ngôi ngang
Ngôi ngang còn gọi
ngôi vai, ngôi xiên, là tình trạng thai nhi nằm vắt ngang qua tử cung với phần lưng
hoặc vai quay xuống dưới cổ tử cung. Với ngôi
vai, đầu và mông của thai nhi không phải lúc nào cũng đều ngang nhau mà một cực
sẽ ở hố chậu còn cực kia ở phía hạ sườn. Nếu là ngôi ngang thì
không thể sinh thường theo ngả âm đạo, bắt buộc phải mổ lấy thai.
Đây là loại ngôi thai
nguy hiểm cho cả mẹ và con. Thai phụ khi được chẩn đoán ngôi vai cần được theo
dõi tích cực ở 3 tháng cuối thai kỳ. Thai phụ cần nghỉ ngơi ở tháng cuối tránh
trường hợp vỡ ối non gây tử vong cho thai nhi.
Khi thai nhi đủ tháng
cần chủ động lấy thai ngay đề phòng các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con
như vỡ ối, sa dây rau, sa tay.
3. Nguyên nhân ngôi thai bất thường
Có rất nhiều nguyên nhân khiến ngôi thai bất thường, trong đó
thường gặp nguyên nhân từ phía người mẹ như:
- Mẹ sinh con nhiều lần, tử cung bị giãn, thai nhi khó xoay và cố
định đầu vào khung chậu trong.
- Mẹ bị u xơ tử cung, u buồng trứng hay tử cung dị dạng, tử cung
có vách ngăn... sẽ tạo nên sự chèn ép, khiến thai nhi không xoay trở được.
- Nước ối quá ít làm thai nhi không xoay trở được hoặc quá nhiều
khiến thai nhi không cố định được ngôi.
- Một số trường hợp nhau bám thấp cũng gây cản trở sự điều chỉnh của
thai trong bụng mẹ vào những tháng cuối của thai kỳ.
Trường hợp thai nhi có đầu quá to hoặc dây rốn quá ngắn làm em
bé không xoay được hoặc xoay nửa chừng thì không xoay được nữa. Như thế sẽ tạo
thành ngôi ngang. Ngược lại, dây rốn quá dài và quấn cổ cũng khiến thai nhi
không xoay được.
Qua những thông tin trên có thể thấy ngôi thai rất quan trọng trong việc tiên lượng sinh thường hay sinh mổ. Do
đó, khám thai định kỳ hết sức quan trọng, đặc biệt giai đoạn cuối
thai kỳ. Khám định kỳ sẽ giúp xác định được nguyên nhân khiến ngôi thai bất thường.
Đến với Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, mẹ và bé sẽ được thực hiện
đầy đủ các xét nghiệm, sàng lọc trước sinh với đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng
giàu kinh nghiệm, cùng trang thiết bị hiện đại, hệ thống phòng bệnh yên tĩnh,
tiệt trùng,... Bệnh viện sẽ chăm sóc mẹ bầu hết mình để hành trình “vượt cạn” trở
nên nhẹ nhàng hơn.
Nhóm Admin ST