Thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân gây còi xương ở trẻ nhỏ và bệnh loãng xương ở người lớn do tổ chức hữu cơ của xương không được khoáng hóa. Do đó việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết bởi khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé còn kém.
1. Vai
trò của vitamin D với cơ thể
Vitamin
D có vai trò quan trọng như nào mà các bậc phụ huynh luôn được khuyên nên bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh?
Vitamin D đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương thông qua cơ chế phân phối
canxi và phospho. Vitamin D làm tăng hấp thu canxi và phốt pho qua đường
tiêu hóa. Tại xương, vitamin D cùng hormon cận giáp kích thích chuyển hoá canxi
và phốt pho, làm tăng quá trình lắng đọng canxi của xương. Lượng vitamin D đầy
đủ trong cơ thể là điều kiện thiết yếu để canxi và phốt pho được gắn trong mô
xương. Vitamin D là một chất quan trọng giúp điều hoà cân bằng nội môi của can
xi và phốt pho trong cơ thể.
Bên cạnh đó, cơ thể
được tiếp nhận vitamin D sẽ khỏe mạnh, ít ốm vặt hoặc mắc bệnh viêm nhiễm. Lý
do đó là loại dưỡng chất này làm cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Vitamin
D còn là loại dưỡng chất giúp bổ sinh, quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn
ra đều đặn và ổn định hơn.
Đối với trẻ em nói
riêng, thiếu vitamin D gây ra tình
trạng còi xương. Việc thiếu canxi sẽ gây ra tình trạng tăng dị hóa vitamin D.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
2. Dấu
hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D
2.1. Dấu hiệu sớm
- Ban đầu, những dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu từ
hệ thần kinh.
- Trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ
không yên giấc, ngủ hay giật mình do thần kinh bị kích thích.
- Ra nhiều mồ hôi về ban đêm, ngay cả khi trời lạnh (mồ hôi trộm).
- Trẻ bị rụng tóc ở vùng gáy (dấu hiệu chiếu liếm).
- Trẻ thường chậm phát triển thể lực, trương lực cơ giảm (cơ nhẽo), da xanh, lách
to.
2.2. Dấu hiệu muộn
Các biểu hiện rối loạn
ở xương có thể xuất hiện ở những xương khác nhau, tuỳ theo tuổi của trẻ và mức
độ nặng nhẹ của bệnh.
- Trẻ
mọc răng chậm, răng mọc không cân đối.
- Trẻ chậm biết đi, biết bò
- Trẻ bị thiếu
vitamin D còn có thóp rộng, bờ thóp mềm và lâu liền thóp.
- Sự thiếu hụt vitamin D
còn gây ra tình trạng biến dạng hộp sọ, đầu bẹt, xương sọ mềm, khi ấn vào bị
lõm và trở lại bình thường nếu nhấc tay ra.
- Đầu xương cổ tay phình
to tại thành “vòng cổ tay”.
- Xương sườn và lồng
ngực biến dạng, vẹo cột sống và chân vòng kiềng cũng là những dấu hiệu
của thiếu vitamin D.
- Nếu nặng, trẻ có thể
bị co giật do hạ canxi trong máu.
- Bệnh còi xương là bệnh
tiên phát ở trẻ nhỏ, có thể nhìn thấy cẳng chân trẻ bị biến dạng và chậm phát
triển về thể lực. Những biến dạng xương khi còn nhỏ sẽ gây nên những di chứng
cho thời kỳ trường thành sau này như gù lưng, vẹo và hẹp xương chậu.
3. Bổ
sung vitamin D cho trẻ như thế nào là đúng
Có thể nói, vitamin
có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của chúng ta, nhất
là các em bé sơ sinh. Một trong những vấn đề các bậc phụ huynh nên quan tâm đó
là nên bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh bằng cách nào?
3.1. Chế độ dinh dưỡng
Thứ nhất mẹ cần đảm bảo chế độ ăn đa dạng ngay
từ khi mang thai, trong quá trình cho con bú và cả chế độ ăn cho trẻ. Mẹ cũng có thể chú ý 1 số loại thực phẩm
giàu vitamin D như cá, dầu cá, ngũ cốc, sò, nấm, đậu,... Tuy nhiên, mẹ cần bổ
sung hài hòa và đầy đủ các loại dưỡng chất, không nên quá tập trung vào vitamin
D để không bị thiếu hụt các chất khác.
Ngoài ra, mẹ có thể cho em bé bú sữa công thức để cung cấp
vitamin cho cơ thể. Thông thường, nếu như sữa công thức chứa hàm lượng dưỡng
chất đầy đủ thì bé không cần bổ sung vitamin D từ bên ngoài. Lượng sữa công
thức một ngày bé sử dụng là 500ml là vừa đủ.
Mẹ tránh cho con ăn dặm quá sớm. Bữa ăn của trẻ đầy đủ, cân đối, phù hợp
với nhu cầu của từng lứa tuổi, đặc biệt lưu ý trẻ sinh non, sinh đôi, suy dinh
dưỡng….
3.2. Tắm nắng
Tắm nắng cung cấp
90-95% vitamin D cho cơ thể.
Trường hợp dưỡng chất
trong sữa công thức không đủ để cung cấp cho trẻ sơ sinh thì cha mẹ mới cần
cung cấp thêm cho con. Cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là cho em bé đi tắm nắng.
Bởi vì ánh nắng có tác dụng chuyển hóa các vitamin D rất tốt, ngoài ra còn giúp
xương khớp chắc khỏe hơn.
Tuy nhiên, để thu được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo sức khỏe cho
bé, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề khi cho con tắm nắng. Em bé chỉ nên đi tắm
nắng khi đã được ít nhất 10 ngày tuổi, thời gian tắm nắng cũng rất quan trọng.
Thời điểm thích hợp nhất để đi tắm nắng đó là sáng từ 7 - 8 giờ
và từ 5 giờ chiều trở đi. Lúc này, ánh nắng không còn gay gắt và chỉ số UV
không quá cao, tốt nhất là bạn hãy cho trẻ tắm nắng trong vòng 10 - 15 phút.
3.3. Bổ sung thêm các sản phẩm chứa vitamin D
Ngoài việc
tắm nắng, sử dụng sữa công thức, mẹ cũng có thể tham khảo một số sản phẩm có công dụng chính là bổ sung
vitamin D cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh không thể dùng được những sản phẩm
dạng viên cho nên bạn phải lưu ý lựa chọn sản phẩm dạng nước và cho bé uống từng
giọt.
Trong quá trình sử dụng,
cha mẹ cần nghiên cứu về liều lượng. Dùng vitamin D liều hàng ngày là cách an
toàn nhất. Hạn chế dùng vitamin D liều cao trong dự phòng và điều trị vì dễ gây
ngộ độc.
4. Lưu ý khi bổ sung vitamin D cho trẻ
Lượng vitamin D có trong thức ăn chỉ cung cấp khoảng 10 % lượng vitamin cơ thể con người cần thiết, và lượng vitamin thực tế cơ thể bạn nhận được là rất ít vì thế không được phép bỏ qua được vai trò quan trọng của việc tắm nắng vào buổi sáng.
Khi tắm nắng cần phải cho ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp vào da, vì vậy không nên mặc nhiều quần áo, không được phép sử dụng các sản phẩm chống nắng và không được phép tắm nắng qua lớp kính cửa sổ. Bất kể một tác nhân nào dù là nhỏ nhất cũng sẽ cản trở đến việc hấp thụ vitamin D ở cơ thể bạn.
Những bà mẹ mang thai, ở giai đoạn cuối thai kỳ sắp sinh nên bổ sung dầu cá hoặc các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D.
Nhóm Admin ST
1.
Lưu ý khi bổ sung Vitamin D cho trẻ
Lượng vitamin D có
trong thức ăn chỉ cung cấp khoảng 10 % lượng vitamin cơ thể con người cần
thiết, và lượng vitamin thực tế cơ thể bạn nhận được là rất ít vì thế không
được phép bỏ qua được vai trò quan trọng của việc tắm nắng vào buổi sáng.
Khi tắm nắng cần phải
cho ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp vào da, vì vậy không nên mặc nhiều
quần áo, không được phép sử dụng các sản phẩm chống nắng và không được phép tắm
nắng qua lớp kính cửa sổ. Bất kể một tác nhân nào dù là nhỏ nhất cũng sẽ cản
trở đến việc hấp thụ vitamin D ở cơ thể bạn.
Những bà mẹ mang thai,
ở giai đoạn cuối thai kỳ sắp sinh nên bổ sung dầu cá hoặc các thực phẩm có chứa
nhiều vitamin D.