Xét nghiệm Triple Test là phương pháp sàng lọc trước sinh được áp dụng phổ biến hiện nay, mẹ bầu có thể phát hiện sớm những bất thường bẩm sinh ở thai nhi nếu có. Đồng thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp các bác sĩ có hướng điều trị cụ thể.
1. Triple
test là gì?
Đối với phụ nữ mang thai, xét nghiệm Triple
Test (xét nghiệm bộ ba) là xét nghiệm cần thiết, dùng đánh giá thai nhi có nguy
cơ cao hay thấp với các dị tật thai nhi thường gặp. Đây là xét nghiệm không xâm
lấn, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của
thai nhi.
Triple Test sử dụng máu của mẹ để kiểm tra một
số rối loạn bẩm sinh ở thai nhi
Xét nghiệm Triple Test cho biết 3 chỉ số liên
quan đến thai nhi:
- AFP (alpha-fetoprotein): Một loại protein sản xuất bởi
bào thai.
- hCG: Một loại Hormone được sản xuất ở nhau thai.
- Estriol: một loại estrogen (dạng hormone) sản xuất bởi
bào thai và nhau thai.
Ba chất
sinh hóa này đều được thai nhi và nhau thai sản xuất tự nhiên, tồn tại trong
máu thai phụ. Bất cứ bất thường nào ảnh hưởng thì nồng độ của 3 thông số này
cũng thay đổi theo, xét nghiệm Triple test dựa vào điều này để đánh giá.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
2. Triple
Test được làm ở tuần thứ mấy?
Triple
test được thực hiện khi thai nhi được 15 - 20 tuần tuổi. Tuy nhiên, để có kết
quả chính xác nhất thì nên thực hiện xét nghiệm vào tuần thai thứ 16 - 18.
Tất cả phụ nữ mang thai đều cần được thực hiện xét
nghiệm này. Đặc biệt, những thai phụ thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao sau đây
rất cần được xét nghiệm:
- Gia đình có tiền sử dị tật bẩm
sinh.
- Thai phụ trên 35 tuổi
- Trước hoặc trong thai kỳ có sử dụng các thuốc hoặc chất có thể gây hại cho thai nhi
- Mắc bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin
- Bị nhiễm virus trong thời gian mang thai
- Làm việc hoặc sống trong môi trường tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ liều lượng cao
3. Ý
nghĩa của xét nghiệm Triple Test
Xét nghiệm
Triple test không thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bé yêu mà chỉ
cho biết hiện tại thai có nguy cơ bị rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền hay
không và có cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác. Có 2 trường
hợp bất thường ứng với nồng độ AFP tăng và giảm:
- Trường hợp
1: Nếu hàm lượng AFP trong máu thai phụ cao, thai nhi có nguy cơ thiếu 1 phần
não hoặc mắc khuyết tật ống thần kinh. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải xác định
tuổi thai chính xác, bởi vì hầu hết các trường hợp AFP tăng là do xác định tuổi
thai không đúng.
- Trường hợp
2: Hàm lượng AFP trong máu thai phụ thấp, lượng hCG và Edtriol bất thường thì
khả năng thai nhi mắc hội chứng Down, Edward, Patau hoặc các bất thường di truyền
khác.
Tuy nhiên,
để có thể dự đoán chính xác mức độ nguy cơ dị tật thai nhi, cần phải kết hợp kết
quả xét nghiệm ba chất kể trên cùng với nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như tuổi của
mẹ, cân nặng, chiều cao, tiền sử bệnh lý của bản thân thai phụ (như tiểu đường),
thói quen (hút thuốc), tình trạng đơn thai hay đa thai, tuổi thai vào thời điểm
làm xét nghiệm và tiền sử sản khoa.
Nếu kết quả xét nghiệm Triple test trả lời
nguy cơ cao, bác sỹ sẽ khuyến cáo thai phụ cần kiểm tra chuyên sâu hơn như: xét nghiệm NIPT hoặc chọc ối.
Xét nghiệm
Triple test tầm soát dị tật thai nhi có độ chính xác có thể lên đến 90%. Sản phụ
nên lựa chọn thực hiện tại cơ sở y tế uy tín để giảm thiểu tối đa sai số xảy
ra. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai đôi thì kết quả lại không hoàn toàn
chính xác.
Thai phụ cũng
nên thực hiện xét nghiệm Triple test cũng như khám thai và các sàng lọc trước
sinh khác tại một cơ sở sản khoa cố định. Điều này giúp bác sỹ theo dõi tình trạng
thai nhi, thai phụ hiệu quả, tiện lợi hơn. Hơn nữa, các gói dịch vụ sàng lọc
trước sinh và khám thai sẽ rẻ hơn nếu mẹ thực hiện từng xét nghiệm riêng lẻ.
4. Nên
xét nghiệm Triple Test ở đâu?
Xét nghiệm
Triple test và một trong những sàng lọc trước sinh quan trọng nhất trong thai kỳ,
giúp chẩn đoán nguy cơ dị tật thai nhi, là cơ sở để các bác sĩ chỉ định thực hiện
các xét nghiệm sàng lọc xâm lấn như chọc ối, sinh thiết gai nhau. Vì vậy, ở tuần
thai thứ 16-18 bạn nên đến cơ sở y tế để khám sàng lọc.
Hiện nay, rất nhiều đơn vị y tế có thể thực hiện các phương pháp sàng
lọc trước sinh. Tuy nhiên, chị em nên lựa chọn một có sở uy tín, có chuyên khoa
sản phụ khoa, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao. Như vậy mới có
thể đảm bảo kết quả xét nghiệm là chính xác nhất, mà bên cạnh đó mẹ bầu còn
được tư vấn phù hợp, chăm sóc thai nhi trong suốt thời gian thai kỳ cũng như hạn
chế các biến chứng xảy ra.
Bệnh viện phụ sản Hải Phòng quy tụ đội ngũ y bác sỹ
và chuyên gia đầu ngành, giày kinh nghiệm, đào tạo chuyên môn giỏi, y đức tốt,
sẽ tận tâm khám, tư vấn, hỗ trợ mẹ bầu tốt trong giai đoạn thai kỳ quan trọng.
Đến với bệnh viện phụ sản Hải Phòng, sau khi có kết quả khám thai, xét nghiệm, các
bác sĩ sẽ phân tích và tư vấn di truyền, dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý
cho thai phụ để giúp mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất, thai nhi phát triển toàn diện.
Nhóm Admin ST