Đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn, thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh con nhanh nhất và có tỉ lệ thành công cao nhất hiện nay.
1. Tổng quan về thụ tinh trong ống nghiệm
Thụ tinh trong ống nghiệm có tên gọi IVF là viết tắt từ tiếng Anh – In Vitro Fertilization, nghĩa là hỗ trợ sinh sản bằng thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này thực hiện bằng cách để trứng của người phụ nữ và tinh trùng của nam giới kết hợp tạo thành phôi thai ở bên ngoài cơ thể, trong môi trường phòng thí nghiệm.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Để đem lại hiệu quả cao nhất, trước khi cho trứng kết hợp với tinh trùng, các bác sĩ sẽ tiến hành lọc rửa tinh trùng, lựa chọn sản phẩm tốt và khỏe mạnh. Sau khi thụ tinh thành công, phôi thai mới bắt đầu được đưa vào tử cung của người phụ nữ. Phương pháp này rất hiệu quả bởi sau khi phôi đã làm tổ ở buồng tử cung người phụ nữ, chúng sẽ phát triển như một bào thai được thụ tinh theo phương pháp tự nhiên.
2. Những ai nên đi thụ tinh trong ống nghiệm?
- Người phụ nữ muốn có con nhưng không muốn lập gia đình hoặc những cặp vợ chồng đồng tính. Trường hợp này có thể dùng tinh trùng của những người hiến tặng để mang thai.
- Nữ giới gặp phải tình trạng tắc cả hai vòi trứng hoặc lạc nội mạc tử cung dẫn đến không thể mang thai theo cách tự nhiên sẽ được giới thiệu phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
- Đối với nam giới, đối tượng cần sự hỗ trợ của kỹ thuật IVF là người không có tinh trùng ở trong tinh dịch, hoặc những người có chất lượng tinh trùng kém hoặc bị xuất tinh ngược. Để lấy được tinh trùng của họ, bác sĩ cần phẫu thuật mào tinh hoặc tinh hoàn.
- Một số trường hợp khác: các cặp vợ chồng bị rối loạn di truyền có khả năng truyền sang con thì được khuyên thụ tinh trong ống nghiệm. Sau khi thực hiện kỹ thuật này, phôi thai đảm bảo sức khỏe sẽ được lựa chọn để đưa vào buồng tử cung. Nhờ vậy mà hạn chế được nguy cơ mắc bệnh di truyền nghiêm trọng.
- Các bệnh nhân bị ung thư hoặc bệnh hiểm nghèo khác nếu muốn bảo vệ khả năng sinh sản thì cũng nên thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Trong đó, trứng, tinh trùng sẽ được lấy ra trước khi họ tiến hành điều trị bệnh.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
3. Khả năng thành công
Tỷ lệ thành công của IVF phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm độ tuổi của người phụ nữ, nguyên nhân gây tình trạng hiếm muộn, chế độ sinh hoạt, chất lượng của quá trình thực hiện IVF.
Đặc biệt, các bác sĩ khuyến khích phụ nữ dưới 35 tuổi nên thực hiện phương pháp này, bởi vì chất lượng trứng của họ đảm bảo. Nhìn chung, khả năng thành công của đối tượng này là 41 - 43%. Ngược lại, ở người càng lớn tuổi thì tỷ lệ thành công càng giảm.
4. Chuyển phôi vào tử cung người mẹ
Phôi thai được ghép thành công trong môi trường phòng thí nghiệm được chuyển sang buồng tử cung của mẹ sau khi các bác sĩ đã đặc biệt chuẩn bị cho môi trường này thành một “cái tổ” tốt nhất. Chuyển phôi thực hiện vào trong khoảng ngày 18 đến ngày 20 của chu kỳ kinh, khi niêm mạc tử cung người mẹ có độ dày đạt chuẩn (thường 9 – 10mm) và sức khỏe người mẹ sẵn sàng cho việc mang thai.
Kỹ thuật chuyển phôi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1984. Cho đến nay nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mà dụng cụ, thiết bị sử dụng trong quá trình chuyển phôi được nghiên cứu phát triển giảm tối đa đau đớn đối với người phụ nữ.
Tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi của các bác sĩ đã mang lại niềm vui đầu tiên là tiếng khóc chào đời của 2 cháu bé vào năm 2006. Sau nhiều năm thực hành, đạt đến mức chính xác thuần thục. Công nghệ spa trong chăm sóc da tại đây được áp dụng để làm khỏe mạnh lớp niêm mạc tử cung, đạt mức lý tưởng, tạo thành “tổ” cho phôi thai làm tổ và lớn lên. Tỷ lệ chuyển phôi thành công ở đây được thống kê lên tới hơn 60% - cao hơn mức trung bình của ngành sản khoa Việt Nam.
Các bác sĩ thậm chí nhiều ngày còn ghi nhận 100% ca chuyển phôi thành công (7/7 ca). Việc đặt phôi được thực hiện rất thuận lợi, linh hoạt về thời gian: đầu ngày bạn đến thực hiện đặt phôi, thậm chí vẫn có thể về đi làm mà không ảnh hưởng xáo trộn gì đến lịch công tác.
Tính trung bình, mỗi năm có hơn 200 em bé được chào đời nhờ IVF của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Đặc biệt, đích thân vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Tâm là Giám đốc bệnh viện – người được mệnh danh “ông Mụ của những thiên thần” thực hiện rất nhiều ca và dìu dắt các đồng nghiệp của ông cùng tạo nên thành công to lớn này.
Cùng với tòa nhà bệnh viện vừa được xây mới, những công nghệ tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng được giới công nghệ đánh giá rất cao bao gồm hệ thống tủ cấy phôi, 2 kính hiển vi với hệ thống vi thao tác kết nối với hệ thống laser hỗ trợ phôi thoát màng và sinh thiết phôi ngày 5. Đặc biệt hơn nữa là đội ngũ chuyên gia được đào tạo kỹ thuật trong nước và nước ngoài, có kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực phôi học sẽ giúp hiện thực hóa ước mơ làm cha mẹ của hàng trăm gia đình.
Nhóm Admin ST